Giải pháp tăng cường công tác quản lý lập, thẩm định dự án, báo cáo kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 79 - 83)

kỹ thuật các dự án sử dụng vốn XDCB từ NSNN chống lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư cho lĩnh vực Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

- Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công tác lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật yêu cầu phải lựa chọn được được nhà thầu tư vấn có đủ năng lực, có uy tín để thực hiện

- Các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm tra thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu có giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định, trong đó tập trung:

+ Thẩm tra, thẩm định kỹ sự hợp lý của hồ sơ thiết kế để phải đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.

+ Thẩm tra, thẩm định kỹ sự phù hợp, tính khả thi của phương án tổng thể bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư được nêu trong dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình).

+ Việc phân kỳ đầu tư phải phù hợp với khả năng, tiến độ giải phóng mặt bằng, nguồn vốn bố trí và đưa dự án vào sử dụng theo giai đoạn.

Phải thuyết minh rõ nguồn vốn đầu tư cho dự án, phân kỳ và khả năng cân đối từng nguồn vốn (nếu có nhiều nguồn) cho dự án theo từng năm, đảm bảo hoàn thành dự án nhóm A không quá 7 năm, nhóm B không quá 5 năm, nhóm C không quá 3 năm. Đồng thời, phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong từng khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư các dự án không thuộc các trường hợp được phép điều chỉnh theo quy định.

Thực hiện đúng quy trình thẩm định, từng bước quy trình thẩm định được phân giao cho các bộ phận cụ thể và giao trách nhiệm cho từng cá nhân trong từng bộ phận.

Qua những phân tích và đánh giá thực trạng cho thấy rằng thẩm định dự án đầu tư xây dựng là công tác giữ vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả đầu

tư, nó là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đầu tư nhằm mục đích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn, tạo giá trị tăng trưởng kinh tế cao. Do vậy, việc xây dựng một quy trình thẩm định hợp lý sẽ giúp việc thực hiện công tác thẩm định của những cán bộ thẩm định thực hiện thuận lợi và chính xác. Bên cạnh đó khi hoàn thiện được quy trình thẩm định và phổ biến được cho các chủ thể liên quan đến giai đoạn thẩm định dự án đầu tư xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thẩm định diễn ra nhịp nhàng hơn, rút ngắn được thời gian thẩm định từ đó giúp dự án sớm được triển khai xây dựng mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội.

Tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đẩy mạnh thực hiện chức năng của bộ phận giao dịch hành chính một cửa đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Niêm yết công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức.

- Xây dựng hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật, dễ áp dụng.

- Việc tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và trả thông báo kết quả thẩm định diễn ra tại bộ phận giao dịch hành chính một cửa để tạo thói quen làm việc cho các chủ thể liên quan đến giai đoạn thẩm định dự án.

- Tổ chức giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện theo đúng quy định của pháp luật cho tất cả các tổ chức, cá nhân có công việc liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Biện pháp thực hiện quy trình thẩm định

Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể áp dụng quy trình thẩm định với nội dung và các bước như sau:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ dự án trình thẩm định từ chủ đầu tư

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ dự án trình thẩm định của chủ đầu tư, đồng thời tiến hành kiểm tra ngay thành phần hồ sơ theo danh mục hồ sơ. Nếu hồ sơ dự án chưa đầy đủ theo danh mục niêm yết thì cán bộ tại bộ phận này sẽ lập

Phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ và gửi chủ đầu tư hoàn thiện và nhận lại khi hồ sơ đã được bổ sung đầy đủ. Nếu hồ sơ dự án đã đầy đủ, cán bộ tại bộ phận này sẽ chuyển ngay hồ sơ lên Phòng Quản lý xây dựng công trình để thực hiện công tác thẩm định.

- Khi nhận được hồ sơ dự án trình thẩm định từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng Phòng Quản lý xây dựng công trình sẽ phân công cho cán bộ trong phòng thực hiện.

Bước 2. Thực hiện công tác thẩm định hồ sơ dự án đầu tư xây dựng

- Các cán bộ trực tiếp thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ dự án để yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thêm các tài liệu đối với từng dự án cụ thể nếu thấy cần thiết để phục vụ công tác thẩm định.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng có nhiều hạng mục thuộc sự quản lý của nhiều Sở chuyên ngành thì trong trường hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì thẩm định dự án, trong thời gian sớm nhất (chậm nhất là 05 ngày làm việc), cán bộ thẩm định có trách nhiệm tham mưu giúp Sở để gửi văn bản kèm theo hồ sơ có liên quan đến các cơ quan, tổ chức theo quy định để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến dự án.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng có quy mô, tính chất phức tạp, trong trường hợp cần thiết Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra, trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn và ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn thẩm tra; thời gian thực hiện công việc thẩm tra không vượt quá 15 ngày đối với dự án nhóm B và 10 ngày đối với dự án nhóm C. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để làm cơ sở thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở.

- Cán bộ thực hiện thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung của dự án theo quy định đồng thời tổng hợp các ý kiến của các cơ quan, tổ chức về nội dung liên quan đến dự án. Cán bộ thẩm định sẽ soạn thảo kết quả thẩm định và tờ trình phê duyệt dự

án để gửi lãnh đạo phòng Quản lý xây dựng công trình kiểm tra.

Bước 3. Rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả thẩm định

- Thông báo kết quả thẩm định và các nội dung thẩm định dưn án đầu tư xây dựng sẽ được lãnh đạo phòng kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện. Sau đó, các cán bộ thực hiện thẩm định sẽ liên hệ, trao đổi và yêu cầu chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện toàn bộ hồ sơ dự án. Nếu hồ sơ dự án không đạt sẽ được trả lại chủ đầu tư thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Nếu hồ sơ dự án đạt, lãnh đạo Phòng sẽ trình lãnh đạo Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bước 4. Tiến hành trình lãnh đạo Sở ký và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh

phê duyệt dự án

- Trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng Phòng Quản lý xây dựng công trình sẽ trình kết quả thẩm định dự án với lãnh đạo Sở. Nếu lãnh đạo Sở xem xét dự án và kết quả thẩm định, kết luận không đạt thì hồ sơ sẽ được chuyển về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để gửi trả cho chủ đầu tư. Nếu lãnh đạo Sở kết luận là đạt, kết quả thẩm định sau khi ký sẽ được đóng dấu, vào sổ, lưu trữ theo thủ tục tại phòng Văn thư của Sở. Toàn bộ hồ sơ và kết quả thẩm định sẽ được chuyển xuống Bộ phận giao dịch hành chính một cửa để gửi cho chủ đầu tư.

- Hồ sơ, kết quả thẩm định và tờ trình phê duyệt dự án sẽ được trình sang Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt theo quy định bởi phòng Văn thư của Sở phụ trách.

Biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thẩm đinh

Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, cần thiết phải nâng cao trình độ, năng lực, cho lực lượng, đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định: Đây là giải pháp cốt yếu, cơ bản có tác động lớn, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Để làm tốt được điều này cần áp dụng các biện pháp như sau:

về các Luật và văn bản dưới Luật mới được ban hành liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình cho các cán bộ để nắm bắt kịp thời, nâng cao khả năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cho các cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ tốt hơn nữa.

-Cần khuyến khích đội ngũ trẻ làm công tác thẩm định thường xuyên trau dồi

kiến thức chuyên môn, nghiệp, vụ cập nhật những văn bản quy phạm pháp Luật mới ban hành liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

-Thường xuyên đi thực tế, khảo sát, điều tra các khu vực thực hiện đầu tư xây

dựng công trình, thu thập số liệu, các thông tin về địa lý, địa hình, tự nhiên, kinh tế - xã hội, để cán bộ làm công tác thẩm định có tầm nhìn bao quát, thực tế và đưa ra những đánh giá chi tiết, chính xác về dự án đầu tư trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

-Cần phải bổ sung thêm nhân lực, biên chế cho kỹ thuật để phù hợp với quy

mô, tính chất và khối lượng yêu cầu thực hiện mà Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.

-Cần nâng cao hơn nữa về chất lượng khi tuyển dụng cán bộ làm công tác thẩm định để lựa chọn được đội ngũ cán bộ thẩm định có kiến thức chuyên môn sâu phù hợp với vị trí việc làm, năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp tốt.

- Nghiên cứu, đầu tư và ứng dụng tối đa các phần mềm tin học hỗ trợ cho công tác thẩm định, sử dụng thành thạo máy vi tính là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ thẩm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)