Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan về công tác Quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 43 - 46)

xây dựng cơ bản

Nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn như:

- Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài lý thuyết và thực trạng về đầu tư XDCB, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư XDCB, luận văn đã tập trung trình bày về thực trạng đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phân tích một số bằng chứng về những hạn chế trong công tác quản lý đầu tư tại thành phố. Qua đó đề ra các biện pháp, cải cách mà thành phố cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này.

- Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Kon Tum” của tác giả Huỳnh Hùng Lực, bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Đà Nẵng. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung của công tác quản lý hoạt động đầu tư, qua đó tiến hành phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Kon Tum giai đoạn 2010-2015 và đề ra các giải pháp theo 4 nhóm nội dung giai đoạn 2016-2020.

- Luận văn Thạc sĩ “Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản Bộ tư lệnh cảnh sát biển” của tác giả Nguyễn Đức Huệ, bảo vệ năm 2017 tại trường Đại học Thành Tây. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản

lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Nhà nước. Luận văn đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban QLDA Bộ Tư lệnh cảnh sát biển gắn với bối cảnh, điều kiện và những yêu cầu mới đang được đặt ra.

- Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Đại Dũng với đề tài “Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới sự tác động của vấn đề lợi ích nhóm ở một số nước trên thế giới”, qua phân tích thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75 nước trong 20 năm và dựa vào bối cảnh của Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp: áp dụng quy trình MTEF (khung khổ chi tiêu ngân sách trung hạn); đánh giá lại chức năng của Chính phủ trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công; cắt giảm chức năng mà Nhà nước làm thiếu hiệu quả; tách việc quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công; tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất là của các quỹ ngoài ngân sách.

- Bài báo của tác giả Nguyễn Bá Huy - Trưởng Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 24/5/2014, “Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Nội dung của bài báo đã chỉ ra Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước chất lượng hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên thì việc nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.Từ đó đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ NSNN của địa phương.

- Sách “Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước” của Phó Giáo sư Trần Đình Ty, xuất bản năm 2005 đã hệ thống hóa những quan điểm về đầu tư và cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, qua phân tích thực trạng hoạt động này ở Việt Nam để đưa ra những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước như: đổi mới cơ chế quản lý; đổi mới công tác quy hoạch đầu tư; đổi mới cơ chế quản lý công tác giải ngân, xử lý nợ tồn đọng;

nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách; đổi mới cơ chế giám sát, thanh kiểm tra và đổi mới thủ tục hành chính, cơ chế đấu thầu, công tác cán bộ trong quản lý đầu tư và quản lý vốn.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề luận văn nghiên cứu còn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Phát triển…

Với tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây, dựa trên các số liệu số liệu thứ cấp trích dẫn từ các nguồn tài liệu công bố chính thức như số liệu thống kê, báo cáo, các tài liệu và ấn phẩm, bằng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh,… luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lớn như: Các điều kiện kinh tế - xã hội địa phương ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản? Làm thế nào để quản lý có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước tại địa phương cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng? Những thành tựu, hạn chế và các giải pháp thích hợp đối với địa phương? Những thay đổi mới trong Luật và những quy định hiện hành có tác động như thế nào đến hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương mình? Những vấn đề này chưa có công trình nào được công bố trùng tên với đề tài của luận văn, và sẽ là vấn đề mà luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu, giải quyết.

Kết luận chương 1

Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa được các vấn đề chính cơ sở lý luận về vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong các đơn vị hành chính công. Đã nêu lên được khái niệm, phân loại, nội dung vốn đầu tư xây dựng.

Nêu lên được khái niệm, các nội dung về quản lý vốn đầu tư xây dựng, sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng trong các đơn vi hành chính công.

Hệ thống được một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng ở một số đơn vị hành chính công và rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn NSNN cho Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Kết quả nghiên cứu của chương là cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác nghiên cứu tiếp theo về thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)