Giai đoạn thực hiện dự án bắt đầu từ khi có quyết định phê duyệt dự án đến khi kết thúc xây dựng, giai đoạn này gồm các công việc như giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát xây dựng; lựa chọn nhà thầu; nghiệm thu. Các vướng mắc chủ yếu trong giai đoạn này như sau:
- Việc áp dụng quy định về lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt còn khó khăn do chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, nội dung phương án thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
- Thời gian lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành khá dài,
- Quy định sơ tuyển, đấu thầu quốc tế lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án nhóm B trở lên (Điều 9 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định 30/2015/NĐ-CP) là không phù hợp vì dự án nhóm B có tổng vốn đầu tư thấp (từ 45 tỷ đồng trở lên), việc bắt buộc áp dụng sơ tuyển rộng rãi quốc tế và đấu thầu quốc tế có thể gây kéo dài thời gian và không thu hút nhà đầu tư quốc tế.
Hiệu quả qua đấu thầu trước tiên là ở chỗ thông qua đấu thầu đã lựa chọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu phải có giải pháp khả thi để thực hiện công việc được giao và đảm bảo trúng thầu không được vượt giá gói thầu và giá dự toán được duyệt.
Hiệu quả của đấu thầu chính là tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển, đã tạo ra được nhiều doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực thiết bị, con người và tiền vốn đảm đương được công trình phức tạp; có quy mô và lượng vốn đầu tư lớn với thời gian thi công ngắn, đạt chất lượng cao.
Thông qua đấu thầu sẽ tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư. Giai đoạn 2015-2017 kết quả tiết kiệm các dự án đầu tư lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên được thống kê tại bảng 2.4.
Bảng 2.3: Thống kê giảm trừ giá trong đấu thầu giai đoạn 2015-2017
Loại Công trình
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SL dự án Tỷ lệ % SL dự án Tỷ lệ % SL dự án Tỷ lệ %
Công trình Văn hóa 09 0,5 03 0,2 06 0.5
Công trình thể thao 01 1,0 01 1,5 01 1,5
Công trình du lịch 02 1,2 01 1,6 01 0,9
Từ bảng 2.4 cho thấy giảm trừ thông qua đấu thầu từ 0.5 đến 6%, phần lớn là 1- 2%. Qua đó chứng tỏ công tác quản lý đấu thầu chưa đạt được mục tiêu tiết kiệm
nguồn vốn. tỷ lệ giảm trừ ít, thể hiện tính cạnh tranh không cao, công tác quản lý đấu thầu cần xem xét.
Thông qua đấu thầu công tác giải ngân, thanh quyết toán nhanh gọn hơn; Các công trình đưa vào sử dụng đúng tiến độ sớm phát huy được hiệu quả; Công tác đấu thầu đã được toàn xã hội quan tâm.
Tuy nhiên, trong những năm qua, quản lý công tác đấu thầu còn bộc lộ một số những hạn chế:
Hình thức đấu thầu sử dụng chưa thực sự được linh hoạt, còn nhiều công trình áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trong khi đó đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt nhất và giá thầu hợp lí tiết kiệm nguồn vốn thì lại không sử dụng. Tình trạng chạy thầu và thông thầu vẫn còn, biểu hiện là khi có chủ trương đầu tư dự án thì đã có nhà thầu “xí phần”, sau đó khi đấu thầu chỉ có 3-4 nhà thầu dự, chỉ có 1 nhà thầu có hồ sơ tốt với giá dự thầu sát giá dự toán, vài nhà thầu còn lại có hồ sơ không đạt hoặc giá cao hơn giá dự toán xét thầu. Ngoài ra, nhiều trường hợp nhà thầu được phê duyệt trúng thầu, nhưng trong quá trình triển khai thi công thực tế lại bị đánh giá là yếu kém năng lực tài chính, kinh nghiệm và nhân sự, dẫn đến công trình chậm tiến độ và chất lượng không đảm bảo. Mặc dù vậy, các nhà thầu này sau một thời gian ngắn vẫn tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án của chủ đầu tư công trình trước đây và lại được xem xét đề nghị trúng thầu.
Nhiều gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu còn mang tính hình thức, không có sự cạnh tranh bình đẳng do áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Tỷ lệ giảm giá thấp, giá trúng thầu của hầu hết các gói thầu xấp xỉ bằng giá gói thầu, phần kinh phí giảm giá còn thấp hơn phần chi phí tổ chức đấu thầu.
Sự hiểu biết về trình tự và các qui định về đấu thầu của một số cán bộ làm công tác quản lý trực tiếp và các nhà thầu còn hạn chế.
Việc lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu một số gói thầu chưa đảm bảo yêu cầu, chưa bám sát yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, chưa đưa ra các điều kiện về năng lực, kinh
nghiệm tương xứng với tính chất của gói thầu nên chưa sàng lọc được các nhà thầu thực sự đủ năng lực và điều kiện thực hiện gói thầu.
Công việc chấm xét thầu của tổ chuyên gia đấu thầu chưa đảm bảo, các thành viên tố chuyên gia có chuyên môn không sâu và am hiểu về gói thầu, chấm xét thầu còn tùy tiện mang tính chất chiếu lệ, hình thức.
Việc lựa chọn năng lực các nhà thầu tham gia đấu thầu còn hạn chế, nhiều nhà thầu năng lực kém không phù hợp với yêu cầu gói thầu mà vẫn được mời tham gia dự thầu, dẫn đến có nhà thầu tham gia dự thầu nhiều các gói thầu nhưng không trúng thầu. Chất lượng hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không trúng thầu rất thấp, mang tính chất hình thức, không bám sát hồ sơ mời thầu.
Bên cạnh đó, một tình trạng phổ biến là các đơn vị tham gia đấu thầu bỏ thầu với giá rất thấp để được trúng thầu, sau đó lại xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư; nhiều dự án đấu thầu không đủ đơn vị tham gia đấu thầu...