Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 64 - 68)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt được kết quả trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

- Thực hiện tốt công tác tham mưu cho tỉnh ban hành văn bản quản lý, đề án phục vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh như:

Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quy định về quy trình lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015. Đặc biệt là Đề án tổ chức Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên,Việt Nam 2011 (đã được tổ chức thành công) là sự kiện văn hóa được đánh giá là 1/10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu của Việt Nam năm 2011, là tiền đề cho Sở tham mưu cho tỉnh Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thực

hiện), tham mưu cho tỉnh trình Chính phủ xếp hạng Khu di tích lịch sử ATK - Định Hóa là di tích Quốc gia đặc biệt.

- Công tác kiểm kê, lập hồ sơ di tích, nghiên cứu khoa học được quan tâm, chú trọng, đạt được nhiều kết quả tích cực:

Đã tổ chức kiểm kê, phúc tra di tích tại 9/9 huyện, thành, thị trong tỉnh với trên 800 điểm di tích (510 di tích lịch sử, 39 di tích thắng cảnh, 12 di tích khảo cổ học, 16 di tích kiến trúc, nghệ thuật và 223 di tích tín ngưỡng, tôn giáo) phục vụ công tác lập hồ sơ, tôn tạo, tu bổ chống xuống cấp. Tính đến hết năm 2017, tổng số di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn tỉnh được xếp hạng đạt 140 di tích (40 di tích cấp quốc gia, 140 di tích cấp tỉnh, 01 Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt). Tổ chức phục dựng được 13 đề tài văn hóa phi vật thể (Lễ cưới truyền thống của dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay; lễ cấp sắc của người Dao; lễ xuống đồng của người Nùng); điều tra văn hóa phi vật thể vùng ATK. Thực hiện tốt công tác sưu tầm phục vụ công tác trưng bày với 31.357 đơn vị hiện vật (6.930 tài liệu ảnh, 5.171 đơn vị đồ kim loại; 15.085 đơn vị đồ đá; 1.672 đơn vị đồ giấy); phục vụ từ 10 đến 15.000 lượt khách tham quan hàng năm. Với kết quả đạt được tỉnh Thái Nguyên được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đánh giá là một trong những địa phương hoàn thành sớm nhất việc kiểm kê di tích lịch sử văn hóa.

- Các dự án đầu tư phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa được triển khai nghiêm túc có hiệu quả.

Quá trình triển khai thực hiện các dự án đều tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Xây dựng; Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL), cụ thể như: Thực hiện Quyết định 984/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể đầu tư phục hồi bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến “Chiến khu Việt Bắc”, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho tỉnh phối hợp với các Bộ, Ngành TW lập dự án phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến “Chiến khu Việt Bắc” tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2007 và dự án bổ sung hoàn

chỉnh giai đoạn 2008 -2020. Các dự án chủ yếu tập trung phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích quan trọng thuộc “Trung tâm Thủ đô kháng chiến - ATK Định Hoá” như: Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Mòn (xã Phú Đình); Phụng Hiển, Khau Tý (xã Điềm Mặc)... và các di tích quan trọng khác như: Bảo Biên (xã Bảo Linh)-Một trong những tổng hành dinh chính của đại tướng Võ Nguyên Giáp ở ATK; Đồi Cọ bản Bắc (xã Điềm Mặc), ATK II huyện Phú Bình, Phổ Yên và một số điểm di tích thuộc huyện Đại Từ, huyện Võ Nhai, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên...

- Công tác xã hội hóa phục bảo tồn, tôn tạo di tích cũng đạt được nhiều kết quả đáng kể

Cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước (vốn chương trình mục tiêu quốc gia

về ăn hoá) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm tốt công tác xã hội hoá, kêu gọi

được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư phục, bảo tồn di tích nhờ đó hệ thống các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến thuộc “Chiến khu Việt Bắc” và các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về cơ bản đã được bảo vệ, bảo tồn theo đúng quy định của Luật Di sản văn hoá, là địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ.Theo kết quả thống kê, từ năm 2015 đến 2017 tổng số kinh phí huy động thực hiện đầu tư cho Văn hoa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh đã huy động được trên 3.600 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước cho các dự án Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện đầu tư cho các dự án công trình Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong tỉnh. Trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên luôn chủ động cân đối ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, nguồn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố để chủ động, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và tiến độ thực hiện dự án.

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước nói chung ngày càng tăng so với thời gian trước. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc tôn tạo và bảo tồn các công trình văn hóa, phát triển lĩnh vực Thể thao và Du lịch.

Công tác lập kế hoạch vốn hàng năm cơ bản đáp ứng được nguồn vốn cho các dự án quan trọng.

Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong kế hoạch giai đoạn 2015 - 2017 cơ bản được thực hiện trên nguyên tắc và định hướng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên; các Sở ban ngành, Ban quản lý dự án thuộc Sở trong quản lý đầu tư và xây dựng; việc giao kế hoạch đã được chuẩn bị sớm, dân chủ, minh bạch, công khai và chấp hành tương đối tốt các quy định về trình tự và thủ tục trong quản lý đầu tư và xây dựng.

Công tác lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các dự án đã thực hiện đúng quy định và quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Công tác quản lý đầu tư XDCB đã có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dự án ngày được nâng cao.

Việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quả đấu thầu, thanh quyết toán đã tuân thủ theo các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các Thông tư của các Bộ và Quy định của UBND tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng. Trong quá trình thẩm định các dự án đã căn cứ vào các quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lich để xem xét hình dáng kiến trúc đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị hữu quan.

Công tác quản lý đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định. Phần lớn các nhà thầu trúng thầu đã đảm bảo được năng lực cho việc thực hiện thi công xây dựng.

Công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ và chất lượng công trình đã được triển khai kịp thời và thường xuyên. Sở đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình, nhất là công trình trọng điểm. Qua thanh tra, kiểm

tra đã phát hiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao hiệu quả sử dung vốn đầu tư.

Công tác thanh toán, quyết toán công trình đã thực hiện dúng theo quy định. Đảm bảo hàng năm giải ngân kịp thời, phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)