Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 70 - 73)

- Việc chấp hành pháp luật trong đầu tư XDCB chưa nghiêm, sai phạm xảy ra

trong nhiều khâu của quá trình đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia vào đầu tư XDCB đa dạng về ngành và hình thức cho nên rất khó kiểm soát. Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB cũng còn nhiều vấn đề, không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức yếu kém, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng…Đây chính là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư XDCB thấp, đặc biệt là đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước.

- Cơ chế phân công, phân cấp, sự phối hợp trong quản lý nhà nước về đầu tư

XDCB chưa rõ ràng, chưa đề cao được trách nhiệm của từng sở, ngành, phòng, ban, địa phương… Nhất là về trách nhiệm của từng cá nhân. Phân cấp chưa phù hợp với năng lực của chủ thể quản lý.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, chưa sâu, chất

lượng còn hạn chế, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa triệt để và còn kéo dài sau thanh tra, kiểm tra.

- Văn bản pháp luật về đầu tư XDCB tuy nhiều nhưng chưa đủ, dàn trải nhưng

chưa cụ thể, nhiều quy định nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về đầu tư XDCB. Cơ chế quản lý và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và còn bộc lộ nhiều bất cập. Mặt khác, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua liên tục thay đổi do những quy định có tính chất pháp lý cao nhất vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng tỷ lệ thât thoát vốn ngày một gia tăng.

- Năng lực của một số chủ đầu tư tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ được giao, thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn. Một số chủ đầu tư còn thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn triển khai chuẩn bị dự án. Mặt khác khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước không thể bỏ qua yếu tố trình độ chuyên môn trong quản lý đầu tư XDCB.

- Chất lượng công tác tư vấn còn thấp. Mặc dù đã có nhiều biến chuyển nhưng

chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hầu hết các dự án trình thẩm định xét duyệt đều phải chỉnh sửa, bổ sung. Nhiều dự án trong quá trình tổ chức thực hiện “thậm chí chưa thi công” đã phải phê duyệt điều chỉnh, dẫn tới kéo dài thời gian triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị phê duyệt dự án.

- Do việc tuyển dụng cán bộ, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, công chức nhà

nước trong lĩnh vực quản lý đầu tư chưa đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận cán bộ trình độ chuyên môn còn kém, từ đó gây nên những sai sót, tắc trách trong công việc.

Một số dự án gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Việc phân tích đánh giá một cách đầy đủ về các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những thành công và những hạn chế trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước sẽ là những căn cứ thực tiễn quan

trọng cho những giải pháp có tính sáng tạo cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Thái Nguyên.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn 2015 - 2017, nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện đầu tư cho các dự án công trình Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.

Qua phân tích thức trạng cho thấy công tác quản lý nguồn vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Thái nguyên đã đảm bảo chi tiêu nguồn vốn Nhà nước cấp đúng luật định đầu tư và xây dựng hiện hành.

Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn những hạn chế và tồn tại cần được xem xét, khắc phục như: Công tác phân bổ vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng, chất lượng chưa cao, tình trạng đầu tư dàn trải còn phổ biến, thất thoát lãng phí còn xẩy ra ở một số dự án, ở các khâu của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức cao và kéo dài, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, trong chương 3 tác giả sẽ nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCT sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhthái nguyên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)