Tổng quan hoạt động Du lịch – Khách sạn trên địa bàn tỉnh BR VT:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch khách sạn tại trường cao đẳng du lịch vũng tàu (Trang 34)

3. Tóm tắt chương:

2.1. Tổng quan hoạt động Du lịch – Khách sạn trên địa bàn tỉnh BR VT:

2.1.1. Tiềm năng du lịch

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam, thành lập từ năm 1991, qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành tỉnh có quy mô phát triển lớn trong cả nước. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10%, gấp 1,7 lần mức tăng bình quân của cả nước (6%) (ĐCSVN, 2015), thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đã đạt 5.800USD/năm, gấp 16 lần so với năm 1992, gấp 5 lần so với bình quân chung cả nước, cao nhất nước (Hà Nội đạt 1.950USD/năm, TP. Hồ Chí Minh đạt 3.000USD/năm) (Hoa Lê, 2016), chỉ số phát triển con người (HDI, gồm GDP bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình và giáo dục) năm 2012 cao nhất cả nước (UNDP, 2013).

Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với khả năng cung cấp đầy đủ các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, tắm biển, sinh thái, chữa bệnh, tắm bùn khoáng nóng, mạo hiểm, leo núi, lặn biển, hội nghị hội thảo (mice)… Với tổng chiều dài bờ biển 305 km trong đó có 105 km bờ biển có thể khai thác du lịch với những bãi tắm đẹp như Bãi trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cóc,…, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu diện tích 11.293 ha và vườn quốc gia Côn Đảo 6.043ha với hơn 700 loài thực vật, khoảng 200 loài thú quý

hiếm, khu suối nước nóng Bình Châu với diện tích hơn 1 Km2 nằm giữa khu rừng nguyên sinh,… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có những di tích lịsh sử cách mạng mang tầm cỡ Quốc Gia như địa đạo Long Phước, bến tàu không số Lộc An, khu căn cứ Minh Đạm, khu nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Hàng dương Côn Đảo,… chính vì vậy, Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định là một trong những trung tâm của Du lịch Việt Nam (Sở Văn hóa, 2015).

2.1.2. Tóm lược quá trình phát triển ngành du lịch BR-VT

Qua hơn 20 năm phát triển, ngành Du lịch BR-VT đã đạt được những bước phát triển vượt bậc. Doanh thu từ du lịch năm 2016 gấp hơn 15 lần so với năm 1991, đạt 2.090 tỷ đồng; lượng cơ sở lưu trú tăng gấp 6 lần, số phòng nghỉ tăng gấp hơn 5 lần.

Biểu đồ 2-1: Doanh thu Du lịch –Khách sạn BR-VT từ 2009đến 2016

Nguồn: Trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT

Năm 2016, tỉnh đã đón 365.000 lượt khách quốc tế – tăng 1,1% so với năm 2015, và 9.245.000 lượt khách nội địa –tăng1,02% so với năm 2015.

Nguồn: Trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT Tuy vậy, du lịch BR-VT vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Nguồn thu từ du lịch chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh, năm 2011 chiếm 2,4% GDP.

Biểu đồ 2 -3: Tỷ trọng nhóm ngành trong GDP năm 2015của BR-VT

Nguồn: Trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT

2.1.3. Hoạt động lưu trú và lữ hành trong tỉnh hiện nay

BR-VT có 2 thành phố (Bà Rịa, Vũng Tàu) và 6 huyện (Long Điền, Đất đỏ, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo, Xuyên Mộc). Trong đó, tài nguyên du lịch tập trung chủ yếu tại Tp. Vũng Tàu, Côn Đảo, Long Điền, Xuyên Mộc.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, đến tháng 8 năm 2012, toàn tỉnh có 205 cơ sở lưu trú với 7.522 phòng tập trung chủ yếu tại TP. Vũng Tàu.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT, tháng 8/1012, trên địa bàn tỉnh BR-VT có 21 doanh nghiệp lữ hành trong đó có 11 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 10 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành tập trung tại TP. Vũng Tàu (gồm 18 doanh nghiệp), Bà Rịa 3 doanh nghiệp.

Bảng 2-1: Thống kê cơ sở lưu trú theo địa phương và hạng

Địa phương: Hạng Vũng Tàu Côn Đảo Long Điền Xuyên Mộc Tân Thành Bà Rịa Đất Đỏ Tổng Cao cấp Số KS 2 1 3 Số phòng 76 19 95 5 sao Số KS 1 1 Số phòng 144 144 4 sao Số KS 3 2 2 7 Số phòng 498 164 183 845 3 sao Số KS 13 1 1 15 Số phòng 903 82 113 1.098 2 sao Số KS 26 1 2 1 30 Số phòng 1.485 18 92 39 1.634 1 sao Số KS 37 1 3 41 Số phòng 855 12 133 1.000 Đạt TCTT Số KS 45 1 1 8 1 56 Số phòng 898 18 12 71 51 1.050 Khác Số KS 38 4 2 5 2 1 52 Số phòng 1.195 164 61 104 124 8 1.656 Tổng Số KS 165 5 6 9 8 9 3 205 Số phòng 6.054 246 262 317 361 79 203 7.522

Bảng 2-2: Thống kê cơ sở lưu trú trong tỉnh BR-VT theo hạng Hạng Số lượng Tổng số phòng Cộng dồn Số lượng Tổng số phòng Cao cấp 3 95 3 95 5 sao 1 144 4 239 4 sao 7 845 11 1.084 3 sao 15 1.098 26 2.182 2 sao 30 1.634 56 3.816 1 sao 41 1.000 97 4.816 Đạt TCTT 56 1.050 153 5.866 Khác 52 1.656 205 7.522 Tổng 205 7.522

Ghi chú: TCTT = Tiêu chuẩn tối thiểu Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch BR-VT

2.2. Tổng quan về tình hình đào tạo ngành Du lịch –Khách sạn tại

trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

1. Thông tin chung

Trường Cao Đẳng Du lịch Vũng Tàu (VTVC) là trường công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập ngày 16/9/2008 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu, mà tiền thân là Trường Công nhân Khách sạn Du lịch Vũng Tàu (được thành lập ngày 01/12/1975).

2. Chức năng và nhiệm vụ của trường

Chức năng: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực ăn uống, Khách sạn, Du lịch. Là cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm khoa học phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.

Nhiệm vụ: Tổ chức tuyển sinh và đào tạo các ngành học, bậc học theo chương trình giáo dục và các quy định hiện hành của Nhà nước; Xây dựng chương trình, giáo trình, nội dung và kế hoạch đào tạo các ngành học trong lĩnh vực Ăn uống, Khách sạn, Du lịch bậc Cao đẳng và các bậc thấp hơn Tổ chức đào tạo lại và bồi

dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ lao động và cán bộ quản lý kinh doanh Ăn uống, Khách sạn, Du lịch; Hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước. Liên kết với các cơ sở kinh doanh để gắn giữa đào tạo và sử dụng; Quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học và thực hiện các chế độ chính sách liên quan theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường; Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài chính được giao theo quy định của pháp luật; Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội; Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 8 phòng ban và các Khoa: (1) Khoa Du lịch; (2) Khoa Ngoại ngữ; (3) Khoa Quản trị khách sạn (03 bộ môn: Quản trị khách sạn, Lễ tân, Lưu trú); (4) Khoa Quản trị nhà hàng (02 bộ môn: Kỹ thuật Bàn-Bar; Kỹ thuật chế biến món ăn); (5) Khoa Kiến thức cơ bản. Trong quá trình quản lí và điều hành mọi hoạt động trong nhà trường, luôn có cơ chế trao đổi thông tin 2 chiều liên tục từ cấp trên xuống cấp dưới thông qua các cuộc họp hàng tháng. Mọi ý kiến từ cấp dưới được tập hợp và phản hồi thông qua 2 cuộc họp quan trọng hàng tháng: Cuộc họp phòng ban thường kỳ và cuộc họp giữa lãnh đạo nhà trường, phòng công tác HSSV với các HSSV hàng tháng. Thông qua các cuộc họp này, nhà trường nắm bắt được thông tin hai chiều từ phía cán bộ công nhân viên, giáo viên và HSSV từ đó có các biện pháp quản lí kịp thời, phù hợp với đối tượng, chính vì vậy hiệu lực quản lí tương đối tốt.

Trường hiện có 99 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Trong đó có 64 giảng viên cơ hữu với 17 thạc sĩ, 62 đại học, 5 cao đẳng.

Các ngành, nghề đào tạo:

Hệ cao đẳng nghề: (1) Quản trị Nhà hàng; (2) Quản trị Khách sạn; (3) Hướng dẫn viên du lịch; (4) Kỹ thuật chế biến món ăn; (5) Kế toán doanh nghiệp

Hệ trung cấp chuyên nghiệp: (1) Hướng dẫn du lịch; (2) Lễ tân khách sạn; (3) Quản trị nhà hàng; (4) Quản trị lưu trú; (5) Kỹ thuật chế biến món ăn; (6) Nghiệp vụ nhà hàng; (7) Ngoại ngữ du lịch

Hệ ngắn hạn: (1) Quản lý khách sạn nhà hàng; (2) Kỹ thuật chế biến món ăn; (3) Nghiệp vụ Bàn-Bar; (4) Nghiệp vụ buồng; (5) Lễ tân khách sạn; (6) Hướng dẫn du lịch

3. Đào tạo Du lịch –Khách sạn

Là trường đào tạo chuyên ngành DL-KS thành lập đầu tiên ở phía Nam. Qua 42 năm hoạt động, Trường đã đào tạo được hơn 39ngàn cán bộ, công nhân nghề du lịch – khách sạn cho các tỉnh thành từ Vinh trở vào phía Nam. Quy mô đào tạo chính quy của trường hiện nay là 814 sinh viên, học sinh/năm; 1.500 học viên ngắn hạn/năm.

Giảng viên trực tiếp giảng dạy các nghề DL-KS: 64 cơ hữu và 1 thỉnh giảng. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy các nghề DL-KS: 2 nhà hàng 200 chỗ và 2 nhà hàng 100 chỗ, 3 phòng học thực hành bếp (mỗi phòng 40 ca-bin), 1 phòng học lý thuyết bếp, 14 phòng học buồng , 2 phòng học thực hành lễ tân, 2 phòng thực hành hướng dẫn.

Từ năm 2006 Nhà trường đã được thụ hưởng Dự án phát triển Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam do EU tài trợ, đã được bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại, phục vụ giảng dạy, học tập trị giá hơn 2 tỷ đồng. Các phòng học thực hành được trang bị đầy đủ, đồng bộ, hợp quy chuẩn gồm các thiết bị chế biến, xử lý vệ sinh thực phẩm, các thiết bị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, các thiết bị về pha chế, xe đẩy học thực hành Buồng...Nhà trường còn nhận được nhiều tài liệu phục vụ giảng dạy theo tiêu chuẩn EU. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Nhà trường, nhất là đối với các giảng viên giảng dạy các chuyên ngành có điều kiện được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng. Hiện tại, Nhà trường đã có một cơ sở thực hành nghề tương đương khách sạn 3 sao để HSSV học kết hợp rèn luyện tay nghề và tiếp xúc phục vụ ngay trong thời gian còn đang học tập tại trường.

Bảng 2-3: Lượng sinh viên cao đẳng đang học tại Trường CĐDu lịch Vũng Tàu K8 K9 K10 Tổng cộng Quản trị Nhà hàng 35 38 41 114 Quản trị Khách sạn 80 94 130 314 Hướng dẫn Du lịch 16 Chế biến món ăn 41 32 63 136 Tổng cộng: 156 164 234 814

Nguồn: Trường CĐ Du lịch Vũng Tàu Lượng học sinh trung cấp du lịch –khách sạn đang theo học tại Trường:

Bảng 2-4: Lượng học sinh trungcấp đang học tại Trường CĐDu lịch Vũng

Tàu

K43 K44 Tổng cộng

Chế biến món ăn 28 52 52

Lễ tân Khách sạn 15 15

Tổng cộng: 43 52 67

Nguồn: Trường CĐ Du lịch Vũng Tàu

4. Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực du lịch của Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

Thực trạng công tác tuyển sinh ngành Du lịch Đối với trường Cao đẳngDu lịch Vũng Tàu đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, đào tạo được trên 40.000 cán bộ có trình độ cao đẳng, TCCN và Nghề cung cấp cho hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, cho các cơ quan ban ngành ở tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu và cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Trong đó, riêng đào tạo các ngành có liên quan về du lịch chiếm bình quân khoảng 60%, đặc biệt là ngành phục vụ ăn uống.

Bên cạnh việc đào tạo chính quy, Nhà trường còn mở các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng bậc cho các ngành nghề như kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ pha chế đồ uống, nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ bar...

Chương trình, thời gian đào tạo - thực tập

Về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo chuyên ngành du lịch của trường được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời được cụ thể hoá theo chương trình đào tạo của Nhà trường.

* Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo cơ bản gồm: - Kiến thức giáo dục đại cương (Gồm cả giáo dục quốc phòng) - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

+ Kiến thức cơ sở ngành + Kiến thức ngành

+ Kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành + Khối lượng thực tập nghề nghiệp

+ Báo cáo thựctập tốt nghiệp

* Các chương trình đào tạo khác: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, một ngành kinh tế nhạy cảm, nó ngay lập tức chịu ảnh hưởng, chịu sự điều tiết của thị trường từ các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khí hậu, thời tiết... Là một ngành kinh tế mang tính động rất cao nên đòi hỏi nhân lực liên quan đến hoạt động du lịch phải có tính thích ứng nhanh, thích ứng cao. Xác định được điều đó, Nhà trường đã chủ động liên kết để phối hợp bổ sung các kiến thức đặt ra từ thực tế như tổ chức đào tạo các chương trình ngắn hạn như bồi dưỡng nâng bậc cho nhân viên các nhà hàng, khách sạn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ ấu ăn cho các giáo viên mầm non, tiểu học....

Chất lượng đào tạo của trường thông qua các tiêu chí: Trình độ kiến thức được đào tạo. Kiến thức trong chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định đảm bảo được các mục tiêu tương ứng với từng cấp học; đảm bảo tính khoa học, thực tiễn đáp ứng kịp với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của thực tiễn thị trường lao động. Phân bổ thời gian hợp lý giữa các môn học, các kỳ học để hoàn thành mục tiêu đào tạo. Đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ, người học ra trường có được những kiến thức về lý luận và kiến thức để thực hành các thao tác. Trình độ kiến thức đào tạo được thể hiện ở

toàn bộ các môn học ghi trong kế hoạch đào tạo của từng chuyên ngành, từng bậc học và ở nội dung của từng môn học.

Nội dung đào tạo gồm 3 nhóm:

+ Khối kiến thức chung: Gồm các môn Chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, pháp luật...

+ Khối kiến thức cơ sở: Được trang bị để làm nền tảng cho việc tiếp thu lý thuyết chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp

+ Khối kiến thức chuyên ngành: Là các môn lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp.

Dựa trên các mục tiêu đào tạo của từng chuyên ngành, nhà trường đã có sự chọn lọc, điều chỉnh các học phần cho phù hợp với mục tiêu đào tạo. Một số chuyên ngành đào tạo truyền thống của Nhà trường đã được sửa đổi và thiết kế nội dung bằng những học phần thích hợp với kinh tế thị trường và thương mại trong điều kiện hiện nay . Một số học phần có điều chỉnh giảm, ví dụ như chuyên ngành Việt Nam học giảm số giờ học lý thuyết Nghiệp vụ Lễ tân từ 60 tiết xuống còn 45 tiết và tăng phần Thực hành điều hành tour.

Tuy nhiên sự điều chỉnh vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của thị trường nên chất lượng đào tạo chưa thực sự cao. Về thực trạng trình độ kiến thức được đào tạo của Nhà trường được thể hiện ở Kỹ năng, kỹ xảo và Năng lực nhận thức, tư duy của người học.

Cụ thể như sau: Kỹ năng, kỹ xảo Đánh giá chung về kỹ năng, kỹ xảo của HSSV các ngành đào tạo du lịch khi ra trường đều hiểu được các nghiệp vụ chuyên môn, các thiết bị công nghệ phục vụ chuyên ngành và thao tác thực hành các kỹ năng cơ bản mà không cần sự kèm cặp của giáo viên hướng dẫn. Một số HSSV còn có khả năng thao tác các công việc đạt mức chuẩn hoá về yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ và đúng thời gian quy định. Tuy nhiên chưa có HSSV thể hiện được các kỹ năng ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch khách sạn tại trường cao đẳng du lịch vũng tàu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)