Chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du Lịch – Khách sạn tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch khách sạn tại trường cao đẳng du lịch vũng tàu (Trang 73)

4. Thực trạng chất lương đào tạo nhân lực du lịch của trường Cao đẳng Du

4.4.2. Chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du Lịch – Khách sạn tại trường

đẳng Du lịch Vũng Tàuhiện tại.

Nhìn chung, chất lượng đào tạo Du lịch – Khách sạn hiện nay tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu ở mức trên trung bình. Lực lượng giáo viên có kiến thức, kỹ năng tốt; cơ sở vật chất nói chung được đánh gía cao. Đầu ra của trường đào tạo DL-KS trong tỉnh có kỹ năng chuyên môn, thái độ trong công việc tốt. Doanh nghiệp đánh giá cao sinh viên, học sinh đào tạo từ trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu. Trong đánh giá chung của nhóm khách hàng, người học hài lòng.

Cụ thể các mặt mạnh trong đào tạo nhân lực ngành DL-KS tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu gồm:

•Kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên tốt.

•Nhà trường quan tâm cao tới giáo viên.

•Thái độ của người học khi làm việc tại doanh nghiệp tốt.

•Kỹ năng chuyên môn của người học khi ra trường tốt.

Tuy vậy, còn một số yếu kém cần cải thiện: yếu tố quan tâm của nhà trường, nhân viên nhà trường đối với người học; yếu tố tổ chức quản lý của nhà trường. Cụ thể là:

•Sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên, học sinh chưa cao. Người học năm 1 đánh giá sự quan tâm của nhà trường cao hơn các bạn năm 2, 3 cho thấy các trường hiện nay chú trọng nhiều vào việc thu hút đầu vào nhưng trong quá trình đào tạo giường như ít quan tâm hơn đến người học.

•Nhân viên nhà trường chưa tận tâm đối với sinh viên, học sinh. Nhiều cán bộ, nhân viên trong các trường vẫn chưa xem đào tạo là một dịch vụ trong đó người học là khách hàng mà chỉ coi là đối tượng phục vụ và đối tượng quản lý (Nguyễn Văn Khanh, 2008) do đó thái độ đối với người học chưa đúng mực.

•Tổ chức quản lý quá trình dạy học còn chưa tốt, chưa tạo điều kiện thuận tiện cho giáo viên thực hiện công việc giảng dạy.

•Cơ sở vật chất trong các trường học chuyên nghiệp và dạy nghề có nhiều chủng loại trang thiết bị đặc thù theo ngành nghề. Do đó, việc tổ chức quản lý cần có sự hỗ trợ từ các bộ phận chuyên môn là nơi nắm rõ nhu cầu sử dụng của giáo viên và các đặc thù trong quá trình sử dụng. Đồng thời với đó, trang thiết bị phải phù hợp với chương trình đào tạo từng ngành, nghề.

•Kỹ năng giaotiếp bằng ngoại ngữ của sinh viên, học sinh còn yếu. Các dự án du lịch hiện tại đang triển khai trên địa bàn tỉnh và sắp đưa vào sử dụng đa số đều là các dự án cao cấp (Đăng Khoa, 2012) do đó kỹ năng ngoại ngữ là một kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với nhân viên. Chất lượng đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam nói chung còn kém (Vĩnh Hà, 2011) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy vậy, để có

thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp các trường cần chủ động cải thiện vấn đề này.

•Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên, học sinh còn yếu. Đây cũng là một vấn đề yếu kém mang tính hệ thống của nền giáo dục Việt Nam tuy nhiên các trường vẫn có thể chủ động cải thiện kỹ năng này (Bodewig, 2012).

•Giáo viên còn thiếu sự quan tâm, gần gũi sinh viên, học sinh.

•Tương tự như đối với nhân viên, nhiều giáo viên vẫn chưa coi đào tạo là một dịch vụ nên còn thiếu quan tâm tới sinh viên, học sinh.

4.5. Tóm tắt chương

Chương này trình bày tổng quan về hiện trạng đào tạo nhân lực ngành Du lịch –Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu hiện nay.

Trường cao đẳng Du lịch Vũng Tàu là trường đào tạo chuyên ngành có cơ sở vật chất tốt, lực lượng giáo viên chuyên ngành nói chung là mạnh.

Chương này cũng đã thiết kế mẫu và thực hiện khảo sát thực tế. Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực ngành DL-KS tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu; mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố; các yếu tố mạnh, yếu; các khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm khách hàng khác nhau.

Kết quả xử lý dữ liệu trong chương này làm cơ sở đưa ra các đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành DL-KS tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu trong chương .

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN

LỰC NGÀNH DU LỊCH –KHÁCH SẠN TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG DU LỊCH VŨNG TÀU

3.1. Các dự báo triển vọng về đào tạo và nhu cầu nhân lực Du lịch – Khách sạn

3.1.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2025, tầm nhìn 2035

Điều kiện chính trị ổn định, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. Theo Tổng cục Du lịch, số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 đạt 6,847 triệu lượt, vượt kế hoạch 0,3 triệu lượt và tăng gần 14% so với năm 2014. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn 8,3% so với năm 2014. Nhờ vậy, tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2015 đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước. Riêng 6 tháng đầu năm năm 2016 ước đạt 3.540.403 lượt, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2015. Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện, nâng cấp từng bước hiện đại; sản phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhận thức du lịch ngày càng cải thiện. (Xem bảng 5.1)

Bảng 3 -1 Dự báo khách du lịch quốc tế và nội địa của du lịch Việt Nam đến năm 2035 Hạng mục 2019 2025 2035 Tổng số khách quốc tế vào Việt Nam Số lượt khách (nghìn) 8.000 12.000 19.500

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 7,3 7,5 8,0

Tổng số ngày khách (nghìn) 58.400 90.000 156.000 Tổng số khách

du lịch nội địa

Số lượt khách (nghìn) 32.000 45.000 70.000

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 5,4 6,0 6,5

Tổng số ngày khách (ngày) 172.800 270.000 455.000 Nguồn: Báo cáo Hội thảo Quốc gia lần thứ III ” Đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, hiện nay, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch trực tiếp và liên quan, chiếm khoảng 2,5% lao động cả nước. Trong đó, có khoảng 120.000 lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ cấu lao động ngành với 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển sang 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ.

Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cũng dự báo, đến năm 2019 du lịch cần tới 620.000 lao động trực tiếp trên tổng số 2,2 triệu việc làm do du lịch tạo ra và đến năm 2025 tương ứng sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra. Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề từng loại lao động ở từng loại rất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu tăng trưởng ở từng lĩnh vực.(Xem bảng 5.2)

Bảng 3 - 2. Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020(Theo trình độ đào tạo) ĐVT: Người

STT Chỉ tiêu Năm 201Dự báo cho9 Năm 2025

1 Tổng số lao động du lịch 620.000 870.000

2 Trình độ trên đại học 3.500 6.100

3 Trình độ đại học, cao đẳng 88.200 130.500

4 Trình độ trung cấp 86.800 113.100

5 Trình độ sơ cấp 133.200 194.000

6 Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ,

truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) 308.300 426.300 Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch

Cũng theo dự báo trên, nửa đầu thập niên này sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm 9,6% và tăng nhẹ với tỷ lệ 8,1% vào nửa thập niên tiếp. Có thể thấy quy mô dịch vụ tiếp tục mở rộng lên lao động lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng sẽ tăng nhanh hơn. Lao động cần đào tạo ở trình độ đại học, trên đại học, lao động quản lý tăng nhanh hơn mặt bằng trung do nhu cầu quản lý; lao động nghiệp vụ cần nhiều trong thời gian tới như văn phòng du

nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng cao hơn mặt bằng chung do đây là lĩnh vực cần nhiều lao động dịch vụ. Hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong giai đoạn 2019 - 2025 tuy nhiên nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn; lao động phổ thông sẽ giảm tương đối và dựa chủ yếu vào số lượng lao động thời vụ. (Xem bảng 3 - 3)

Bảng 3 – 3 Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2025

(Theo vị trí làm việc và ngành nghề)

ĐVT: Người

STT Chỉ tiêu Năm 201Dự báo cho9 Năm 2025

1 Tổng số nhân lực du lịch 620.000 870.000

Phân theo vị trí làm việc

2 Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch 4.000 5.800

3 Nhân lực quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên) 40.700 55.100 4 Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính 575.300 809.100 1-Lễ tân 44.470 60.680 2-Phục vụ buồng 80.480 113.270 3-Phục vụ bàn, bar 101.540 141.600

4-Nhân viên nấu ăn 51.490 72.820

5-Hướng dẫn viên

Đã (sẽ) được cấp thẻ 35.040 52.590

Chưa được cấp thẻ

6-Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch 35.320 52.590

7-Nhân viên khác 226.960 315.550

Phân theo ngành nghề kinh doanh

5 Khách sạn, nhà hàng 295.800 408.900

6 Lữ hành, vận chuyển du lịch 78.700 113.100

7 Dịch vụ khác 245.500 348.000

Những số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là khá lớn. Hiện nay, mỗi năm cả nước tuyển sinh khoảng 22.000 học sinh sinh viên ngành du lịch, trong đó có 3.870 sinh viên (1.770 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và 2.100 sinh viên cao đẳng du lịch); 18.190 học sinh (gồm 14.495 học sinh trung học chuyên nghiệp và 3.695 học sinh trung cấp du lịch; sơ cấp nghề 87 và đào tạo du lịch dưới 3 tháng chưa có số liệu thống kê đầy đủ, ước khoảng 5000 học viên. Số lượng HSSV tốt nghiệp hàng năm khoảng 20.000. Đào tạo nghề sơ cấp, ngắn hạn có xu hướng tăng. Trong khi đó tổng số cơ sở tham gia đào tạo du lịch hiện nay có 284 cơ sở với số lượng người tham gia đào tạo du lịch khoảng 5000 người. Trong đó có 2000 giáo viên, giảng viên du lịch (cả cơ hữu và thỉnh giảng), 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp và 2.579 đào tạo viên (có chứng chỉ đào tạo của Hội đồng cấp chứng chỉ Du lịch Việt Nam). Với thực tế này đây là thách thức về chất lượng nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu của thị trường. Có một thực tế, hiện hầu hết các khách sạn cao cấp đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ. Chính vì thế hầu hết các sinh viên chuyên ngành du lịch khi được nhận vào làm việc tại các khách sạn này đều phải qua lớp đào tạo lại ngắn hạn.

Ðể phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới cần ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, xã hội hóa đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch… Một trong các yêu cầu cấp thiết là phát triển và tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, trong đó đầu tư xây dựng mới một số cơ sở đào tạo ở những vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, miền trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học lý thuyết với thực hành nghề nghiệp, tập trung đào tạo những gì thực tế cần. Tính chất lao động trong ngành du lịch ở nhiều trình độ khác nhau, từ giản đơn (lao động nghiệp vụ) đến phức tạp (giám sát, quản lý). Vì vậy, hệ thống đào tạo du

Cơ chế đào đạo có sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Xây dựng khung chương trình, mã ngành đào tạo du lịch khoa học, hợp lý.

Ðội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao trình độ và phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm và thực tế dưới mọi hình thức ở trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời luôn tìm cách và có cơ chế nhằm thu hút giảng viên có kinh nghiệm thực tế. Ðào tạo kỹ năng huấn luyện cho đội ngũ giám sát, đội ngũ đào tạo viên.

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với sử dụng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài.

Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể. Với mục tiêu năm 2019 đón 7- 7,5 triêụ lươṭ khách quốc tế; 36 -37 triêụ lươṭ khách nôị điạ; thu nhâp ̣ trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD , đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triêụ viêc ̣ làm trong đó 620.000 viêc ̣ làm trưc ̣ tiếp. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2035, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2025. Một giải pháp chính cần thực hiện đó nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Xây dựng chuẩn đào tạo du lịch, trong đó chú trọng vào chuẩn kỹ năng nghề; xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn các trường đào tạo, bồi dưỡng du lịch, chuẩn giảng viên, chuẩn chương trình. Tăng cường kinh phí đào tạo cũng như nâng cấp cơ sở vật

chất; Cho phép đa dạng hóa việc liên kết đào tạo ở nhiều cấp độ khác nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động mời doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo.

3.1.2. Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu giai

đoạn 2019-2025

* Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu xây dựng Trường trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín trong ngành và xã hội, có thương hiệu nhằm cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cho ngành Ăn uống - Khách sạn và Du lịch, cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngoài đào tạo nguồn nhân lực trong nước, từng bước thực hiện và mở rộng hợp tác đào tạo với các trường ở nước ngoài để tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm.

* Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu hàng năm thực hiện tuyển sinh ổn định hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch khách sạn tại trường cao đẳng du lịch vũng tàu (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)