4. Thực trạng chất lương đào tạo nhân lực du lịch của trường Cao đẳng Du
3.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo:
Kế hoạch và chương trình đào tạo có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo; kế hoạch ổn định và xây dựng chương đào tạo trình phù hợp là điều kiện tốt để nâng cao chất đào tạo. Qua phân tích thực trạng cho thấy, công tác lập kế hoạch và xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường còn thủ công và ngắn hạn đặc biệt đối với các kế hoạch tác nghiệp; chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Do đó, cần có kế hoạch đào tạo lại và tập huấn cho các đội ngũ làm công tác kế hoạch tại các phòng ban để có thể áp dụng tốt khoa học công nghệ vào việc lập kế hoạch.
Về chương trình đào tạo: Trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo của Nhà trường bộc lộ nhiều bất cập, cần điều chỉnh một số nội dung của các môn học cho phù hợp với điều kiện thực tiễn như: Kết cấu giữa lý thuyết và thực hành, kết cấu giữa kiến thức ngành và cơ sở ngành; thay đổi số giờ thảo luận nhóm, tự học; thời gian thực tập, kiến tập của một khoá học... Quá trình chỉnh sửa chương trình đào tạo cần đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và tiếp cận được với chương trình
nghiên cứu nhiều chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng tiên tiến trên thế giới.
3.2.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận học lý thuyết và thực hành của học
sinh sinh viên
Với thói quen từ thời phổ thông là trông chờ chủ yếu vào thầy cô, nhiều sinh viên chưa sử dụng tốt khoảng thời gian không có giờ lên lớp. Thay vì lên thư viện tìm hiểu đào sâu những vấn đề đã được thầy cô hướng dẫn thì nhiều sinh viên dùng khoảng thời gian này để vui chơi, giải trí hoặc đi làm thêm.
Vì vậy, cần phải xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thụ động trong học tập hiện nay của HSSV bằng cách tạo ra quá trình dạy - học mềm dẻo linh hoạt, phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của HSSV, giáo viên là chủ thể giữ vai trò chủ đạo, người học là trung tâm.
1. Giảng viên cần hướng dẫn HSSV tư duy phản biện, ra các câu hỏi trước buộc HSSV phải chuẩn bị trước khi lên lớp.
2. Nhiệt tình giải đáp các ý kiến thắc mắc của HSSV. Mở rộng vấn đề có liên quan mà không có trong giáo trình nhưng gần gũi trong cuộc sống thực tế.
3. Buộc HSSV phải liên hệ thực tế, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
4. Đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao khi nghe giảng lý thuyết, cẩn thận khi làm bài thực hành, đặc biệt làm phải biết làm việc nhóm, thảo luận đàm phán...
5. Tạo hứng thú cho người học đối với bài giảng bằng những câu chuyện nhỏ của thực tế, hài hước...
6. HSSV cũng cần phải thay đổi phương pháp học truyền thống nghe - chép và học thuộc bằng cách tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm, liên hệ kiến thức đã học vào thực tế, tìm cách áp dụng thực tế...