Là trường đào tạo chuyên ngành DL-KS thành lập đầu tiên ở phía Nam. Qua 42 năm hoạt động, Trường đã đào tạo được hơn 39ngàn cán bộ, công nhân nghề du lịch – khách sạn cho các tỉnh thành từ Vinh trở vào phía Nam. Quy mô đào tạo chính quy của trường hiện nay là 814 sinh viên, học sinh/năm; 1.500 học viên ngắn hạn/năm.
Giảng viên trực tiếp giảng dạy các nghề DL-KS: 64 cơ hữu và 1 thỉnh giảng. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy các nghề DL-KS: 2 nhà hàng 200 chỗ và 2 nhà hàng 100 chỗ, 3 phòng học thực hành bếp (mỗi phòng 40 ca-bin), 1 phòng học lý thuyết bếp, 14 phòng học buồng , 2 phòng học thực hành lễ tân, 2 phòng thực hành hướng dẫn.
Từ năm 2006 Nhà trường đã được thụ hưởng Dự án phát triển Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam do EU tài trợ, đã được bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại, phục vụ giảng dạy, học tập trị giá hơn 2 tỷ đồng. Các phòng học thực hành được trang bị đầy đủ, đồng bộ, hợp quy chuẩn gồm các thiết bị chế biến, xử lý vệ sinh thực phẩm, các thiết bị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, các thiết bị về pha chế, xe đẩy học thực hành Buồng...Nhà trường còn nhận được nhiều tài liệu phục vụ giảng dạy theo tiêu chuẩn EU. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Nhà trường, nhất là đối với các giảng viên giảng dạy các chuyên ngành có điều kiện được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng. Hiện tại, Nhà trường đã có một cơ sở thực hành nghề tương đương khách sạn 3 sao để HSSV học kết hợp rèn luyện tay nghề và tiếp xúc phục vụ ngay trong thời gian còn đang học tập tại trường.
Bảng 2-3: Lượng sinh viên cao đẳng đang học tại Trường CĐDu lịch Vũng Tàu K8 K9 K10 Tổng cộng Quản trị Nhà hàng 35 38 41 114 Quản trị Khách sạn 80 94 130 314 Hướng dẫn Du lịch 16 Chế biến món ăn 41 32 63 136 Tổng cộng: 156 164 234 814
Nguồn: Trường CĐ Du lịch Vũng Tàu Lượng học sinh trung cấp du lịch –khách sạn đang theo học tại Trường:
Bảng 2-4: Lượng học sinh trungcấp đang học tại Trường CĐDu lịch Vũng
Tàu
K43 K44 Tổng cộng
Chế biến món ăn 28 52 52
Lễ tân Khách sạn 15 15
Tổng cộng: 43 52 67
Nguồn: Trường CĐ Du lịch Vũng Tàu
4. Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực du lịch của Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.
Thực trạng công tác tuyển sinh ngành Du lịch Đối với trường Cao đẳngDu lịch Vũng Tàu đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, đào tạo được trên 40.000 cán bộ có trình độ cao đẳng, TCCN và Nghề cung cấp cho hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, cho các cơ quan ban ngành ở tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu và cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Trong đó, riêng đào tạo các ngành có liên quan về du lịch chiếm bình quân khoảng 60%, đặc biệt là ngành phục vụ ăn uống.
Bên cạnh việc đào tạo chính quy, Nhà trường còn mở các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng bậc cho các ngành nghề như kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ pha chế đồ uống, nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ bar...
Chương trình, thời gian đào tạo - thực tập
Về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo chuyên ngành du lịch của trường được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời được cụ thể hoá theo chương trình đào tạo của Nhà trường.
* Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo cơ bản gồm: - Kiến thức giáo dục đại cương (Gồm cả giáo dục quốc phòng) - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
+ Kiến thức cơ sở ngành + Kiến thức ngành
+ Kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành + Khối lượng thực tập nghề nghiệp
+ Báo cáo thựctập tốt nghiệp
* Các chương trình đào tạo khác: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, một ngành kinh tế nhạy cảm, nó ngay lập tức chịu ảnh hưởng, chịu sự điều tiết của thị trường từ các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khí hậu, thời tiết... Là một ngành kinh tế mang tính động rất cao nên đòi hỏi nhân lực liên quan đến hoạt động du lịch phải có tính thích ứng nhanh, thích ứng cao. Xác định được điều đó, Nhà trường đã chủ động liên kết để phối hợp bổ sung các kiến thức đặt ra từ thực tế như tổ chức đào tạo các chương trình ngắn hạn như bồi dưỡng nâng bậc cho nhân viên các nhà hàng, khách sạn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ ấu ăn cho các giáo viên mầm non, tiểu học....
Chất lượng đào tạo của trường thông qua các tiêu chí: Trình độ kiến thức được đào tạo. Kiến thức trong chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định đảm bảo được các mục tiêu tương ứng với từng cấp học; đảm bảo tính khoa học, thực tiễn đáp ứng kịp với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của thực tiễn thị trường lao động. Phân bổ thời gian hợp lý giữa các môn học, các kỳ học để hoàn thành mục tiêu đào tạo. Đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ, người học ra trường có được những kiến thức về lý luận và kiến thức để thực hành các thao tác. Trình độ kiến thức đào tạo được thể hiện ở
toàn bộ các môn học ghi trong kế hoạch đào tạo của từng chuyên ngành, từng bậc học và ở nội dung của từng môn học.
Nội dung đào tạo gồm 3 nhóm:
+ Khối kiến thức chung: Gồm các môn Chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, pháp luật...
+ Khối kiến thức cơ sở: Được trang bị để làm nền tảng cho việc tiếp thu lý thuyết chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp
+ Khối kiến thức chuyên ngành: Là các môn lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp.
Dựa trên các mục tiêu đào tạo của từng chuyên ngành, nhà trường đã có sự chọn lọc, điều chỉnh các học phần cho phù hợp với mục tiêu đào tạo. Một số chuyên ngành đào tạo truyền thống của Nhà trường đã được sửa đổi và thiết kế nội dung bằng những học phần thích hợp với kinh tế thị trường và thương mại trong điều kiện hiện nay . Một số học phần có điều chỉnh giảm, ví dụ như chuyên ngành Việt Nam học giảm số giờ học lý thuyết Nghiệp vụ Lễ tân từ 60 tiết xuống còn 45 tiết và tăng phần Thực hành điều hành tour.
Tuy nhiên sự điều chỉnh vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của thị trường nên chất lượng đào tạo chưa thực sự cao. Về thực trạng trình độ kiến thức được đào tạo của Nhà trường được thể hiện ở Kỹ năng, kỹ xảo và Năng lực nhận thức, tư duy của người học.
Cụ thể như sau: Kỹ năng, kỹ xảo Đánh giá chung về kỹ năng, kỹ xảo của HSSV các ngành đào tạo du lịch khi ra trường đều hiểu được các nghiệp vụ chuyên môn, các thiết bị công nghệ phục vụ chuyên ngành và thao tác thực hành các kỹ năng cơ bản mà không cần sự kèm cặp của giáo viên hướng dẫn. Một số HSSV còn có khả năng thao tác các công việc đạt mức chuẩn hoá về yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ và đúng thời gian quy định. Tuy nhiên chưa có HSSV thể hiện được các kỹ năng ở góc độ điêu luyện thành “kỹ xảo”
Năng lực nhận thức và tư duy : Để đánh giá được năng lực nhận thức và tư duy của người học, hàng năm nhà trường đều có các cuộc khảo sát thực tế đối với
hiện đang làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác. Kết quả thu thập được từ các phiếu thăm dò, thông qua phỏng vấn trực tiếp và qua xử lý thông tin, có được kết quả về năng lực nhận thức và năng lực tư duy của HSSV Nhà trường
Về phẩm chất nhân văn
Ngay từ những ngày đầu nhập học, Nhà trường đã tổ chức các buổi lên lớp đầu khoá về các nội dung chính trị, nội quy quy chế của Nhà trường, của địa phương nhằm giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho người học. Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường đối với HSSV mới nhập học. 100% HSSV tham gia các lớp học này và được nhà trường quản lý, giám sát chất lượng. Kết quả phải đạt yêu cầu chất lượng đề ra thông qua các bài thu hoạch. Bên cạnh đó, Nhà trường còn chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức đoàn thể khác để tổ chức các chương trình giao lưu ngoại khoá như các cuộc thi tìm hiểu về Đoàn, Đảng, Bác Hồ, Công đoàn...; tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống của Nhà trường nhằm giúp các em có được các kiến thức cơ bản để định hướng, xác định mục tiêu rõ ràng và động lực để các em phấn đấu. Nhà trường còn phối hợp với các tổ chức khác như: Công an của thành phố Vũng Tàu để tuyên truyền về luật an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác, tuyên truyền về sức khoẻ, giới tính, tổ chức học tập Nghị quyết mới của Đảng. Ngoài ra Nhà trường còn có các buổi nói chuyện từ các Công ty Du lịch, khách sạn trên địa bàn tỉnh để giúp các em có các đợt thực tập, kiến tập, cơ hội tiếp xúc thực tiễn nghề nghiệp, cơ hội đối thoại với các Nhà quản lý Doanh nghiệp Du lịch nhằm giúp các em có được những thắc mắc, có thêm những kiến thức, những hành trang để lập nghiệp. Phòng Công tác HSSV của Nhà trường thường xuyên phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền đạo đức lối sống lành mạnh, phòng chống tội phạm, ma tuý học đường, phòng chống mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Hàng năm, Nhà trường tổ chức thi Nghiệp vụ giỏi, tay nghề giỏi nhằm khích lệ các em học tập, phát động được phong trào thi đua cho cá nhân và tập thể lớp. Thành lập các câu lạc bộ: câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ khiêu vũ..., các đội văn nghệ, đội xung kích, đội tình nguyện
và thường xuyên có các hoạt động nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các em. Qua đó, giúp các em có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện. Nhìn chung, đa số HSSV có ý thức tự giác rèn luyện đạo đức lối sống lành mạnh, tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động, các phong trào do Nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít HSSV, do tác động của môi trường xã hội, có lối sống buông thả, chơi bời, thường xuyên nghỉ học tự do... dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện kém, vi phạm các nội quy, quy định của Nhà trường. Trong số đó có nhiều em đã được Phòng Quản lý HSSV gọi lên nhắc nhở, gọi điện, gửi thông báo về gia đình, ra các quyết định kỷ luật từ Khiển trách đến Buộc thôi học. Qua phân tích các tiêu chí trên cho thấy chất lượng đào tạo của Nhà trường vẫn còn không ít những hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng mềm - kỹ năng vô cùng quan trọng để giúpcác em thành công trên con đường lập nghiệp của mình sau này
4.1 Thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng của Nhà trường Đầu vào Đầu vào
Đối với Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu thì HSSV đầu vào của ngành Du lịch rất đa dạng và phong phú bao gồm cả học sinh tốt nghiệp THPT, THCS... từ các trường công lập, bán công, trung tâm giáo dục thưòng xuyên... Đây là một bài toán khiến Nhà trường gặp không ít khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý; giáo viên cũng gặp khó khăn trong truyền tải cùng một nội dung kiến thức cho các đối tượng khác nhau. Thực trạng trên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Chương trình đào tạo của Nhà trường
Chương trình đào tạo của Nhà trường cơ bản phù hợp với chương trình khung do Bộ giáo dục và đào tạo; Bộ lao động thương binh xã hội quy định; đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và đáp ứng kịp với sự thay đổi của thực tiễn thị trường lao động. Có sự phân bổ thời gian hợp lý giữa các môn học, các học kỳ để hoàn thành mục tiêu đào tạo. Đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia. Bên cạnh chương trình khung do Bộ quy định, Nhà trường còn cụ thể hoá một số học phần cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo tính mới
thức một cách toàn diện về chuyên môn và năng lực thực hành các công việc trong chuyên ngành đào tạo. Người học có đầy đủ sức khoẻ, phẩm chất nhân văn, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp. Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện về chương trình đào tạo, với phương châm: Học đi đôi với hành; xoá bỏ tình trạng dạy chay - học chay, Nhà trường đã tập trung huy động mọi nguồn lực, động viên các đội ngũ khoa học, đội ngũ giáo viên tham gia làm sáng kiến cải tiến, biên soạn các bài giảng theo cách tiếp cận mới của người học như: Bài giảng bằng giáo án điện tử, bài tập quản lý theo nhóm... để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và HSSV. Đến nay, tỷ lệ các môn học chuyên ngành Du lịch có giáo trình riêng đạt khoảng 85%. Công tác chỉnh sửa, biên soạn giáo trình và chương trình đào tạo cũng đã được triển khai nhưng đầu tư về thời gian và kinh phí còn hạn hẹp, nhiều khi còn chưa đúng đối tượng. Do đó, chất lượng chương trình đào tạo chưa cao, nhiều môn học nội dung còn trùng lặp và không phù hợp với trình độ của người học và thực tiễn
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của Nhà trường - Về số lượng giảng viên du lịch của trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu: Theo nguồn thông tin từ phòng Tổ chức hành chính trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, tổng số cán bộ, công nhân viên, giảng viên của trường tính đến thời điểm tháng 7 năm 2017 là 99 người, trong đó tổng số giảng viên cơ hữu là 64 người và 10 người là giảng viên kiêm nhiệm. Nhà trường đào tạo các chuyên ngành mang tính đặc thù của trường, làm lên thương hiệu trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu. Đặc biệt là các chuyên ngành như: Chế biến món ăn, Hướng dẫn du lịch, Lễ tân, Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn… Vài năm gần đây, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, nhà trường có mở thêm một số chuyên ngành mới về du lịch và ngành khác nữa như: Kế toán doanh nghiệp. Theo đặc thù các môn học của trường thì tổng số giảng viên về du lịch (bao gồm cả giảng viên kiêm nhiệm) là 74 người. Có thể nói, lực lượng giảng viên du lịch của trường khá hùng hậu, chiếm phần lớn trong tổng số giảng viên.
Về chất lượng của đội ngũ giảng viên du lịch của trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu:
+ Theo trình độ chuyên môn: Trong tổng số giảng viên về du lịch của trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu năm 2016 - 2017, 98% giảng viên đều có trình độ đại học và sau đại học. Tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng lên cả về con số tương đối lẫn con số tuyệt đối. Nếu như năm 2009, số giảng viên có trình độ thạc sỹ chỉ là 26,67% và trình độ đại học là 68% thì năm 2017 tỷ lệ này là 44,57% và 51,8%. Đặc biệt năm 2012 vẫn còn 13% giảng viên du lịch có trình độ cao đẳng, sau đó giảm dần, cho tới năm 2017 thì một số giảng viên này đã