5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị với Hội thẻ ngân hàng Việt Nam
103
- Cập nhật thông tin thanh toán thẻ trong nước và quốc tế một cách kịp thời, hướng dẫn ngân hàng thành viên phát triển nghiệp vụ thẻ đảm bảo yêu
cầu pháp lý trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tổ chức đào tạo cho các ngân hàng thành viên kịp thời khi có thay đổi về chính sách và quy định của các TCTQT. Đào tạo cho các ngân hàng thành
viên về nghịêp vụ quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát,
khiếu nại, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thẻ của các nước,v.v...
Kết luận Chương 3
Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng nghiệp vụ phát hành, thanh toán TQT tại NHNo, đặc biệt là tìm ra những hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm đặc thù của NHNo và căn cứ vào mục tiêu định tính, định lượng trong thời gian sắp tới, chương 3 đã đưa ra những định hướng phát triển dịch vụ thẻ và những giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời, chương 3 cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Hiệp hội thẻ Việt Nam. Tất cả các giải pháp và đề xuất nhằm mục đích hoàn thiện môi trường phát triển dịch vụ TQT cũng như nâng cao hoạt động phát hành và thanh toán TQT của NHNo. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, giữa các giải pháp cần có mối liên
104
KẾT LUẬN •
Thẻ thanh toán là xu hướng phát triển tất yếu trong nền kinh tế hiện đại. Với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, thị trường thẻ nói chung và đặc biệt là TQT có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Nắm bắt được xu thế đó, những năm qua NHNo đã có nhiều nỗ lực để phát triển loại hình dịch vụ thẻ nói chung và TQT nói riêng thông qua việc hoàn thiện hệ thống phần mềm, đa dạng hoá sản phẩm thẻ, mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán, chú trọng chăm sóc khách hàng. Dịch vụ TQT của NHNo ngày càng được khẳng định trên thị trường thẻ Việt Nam và đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ TQT của NHNo vẫn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục, thể hiện ở một số lĩnh vực như marketing chưa đồng bộ, hệ thống ĐVCNT chưa mở rộng,.... Thời gian tới, để trở thành ngân hàng hàng đầu về sản phẩm, dịch vụ hiện đại, đặc biệt là dịch vụ TQT, NHNo cần chú trọng thực hiện các giải pháp đồng bộ, như mở rộng mạng lưới ĐVCNT, gia tăng tiện ích cho sản phẩm TQT, khai thác hệ thống công nghệ phần mềm quản lý hiện đại, chú trọng nguồn nhân lực, công tác chăm sóc khách hàng,... Trên cơ sở thực trạng phát triển và các giải pháp phù hợp với đặc điểm đặc thù của NHNo, dịch vụ TQT chắc chắn sẽ có những bước tiến vượt trội tương xứng với quy mô và tiềm năng của một ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2006), Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Fredric Mishkin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2009), Báo cáo hoạt động thẻ năm 2008, phương hướng hoạt động năm 2009 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam. 4. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2010), Báo cáo hoạt động thẻ năm 2009,
phương hướng hoạt động năm 2010 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam. 5. PGS. Lê Văn Tề - Ths. Trương Thị Hồng (1999), Thẻ thanh toán quốc
tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam, NXB Trẻ .
6. Peter S.Rose ( 2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
7. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2007), Phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2001), Chiến lược về phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2010.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo Tổng kết chuyên đề nghiệp vụ thẻ các năm 2006, 2007, 2008, 2009. 10.Tạp chí Agribank các số năm 2006, 2007, 2008, 2009.
11.Thông tin trên các trang Website: http://www.vbard.com.vn
http: //www.vietcombank.com http://www.vnexpress.net http: //www.visa.com