Tổ chức hoạt động dịch vụ tíndụng bánlẻ tạiVietcombank Quảng Ninh

Một phần của tài liệu 0460 giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 49)

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NA M CHI NHÁNH QUẢNG NINH 2.1 Tổ chức hoạt động kinh doanh và dịch vụ tín dụng bán lẻ tạ

2.1.2. Tổ chức hoạt động dịch vụ tíndụng bánlẻ tạiVietcombank Quảng Ninh

2.1.2.1. Mô hình tổ chức

Mảng hoạt động tín dụng bán lẻ được tổ chức thực hiện tại các phòng ban:

a. Phòng Khách hàng thể nhân:

- Đầu mối duy trì phát triển và quản lý quan hệ với khách hàng là thể nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản

phẩm ngân hàng.

- Trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là thể nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại

thuơng Việt Nam và pháp luật.

* Nhiệm vụ của phòng khách hàng thể nhân:

- Đầu mối thiết lập khởi tạo và tổ chức bán các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank, trực tiếp cung ứng sản phẩm tín dụng.

- Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng thể nhân:

+ Tổ chức nghiên cứu theo dõi tình hình thị truờng, đề xuất kế hoạchmở rộng và phát triển khách hàng thể nhân một cách phù hợp;

+ Đầu mối tổ chức triển khai các chính sách, sản phẩm Ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh đến khách hàng thể nhân trên địa bàn;

+ Triển khai thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị huớng đếnnhóm khách hàng là thể nhân;

+ Chủ động phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác tại Chi nhánh nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Đầu mối quản lý quan hệ đối với khách hàng thể nhân:

+ Tổ chức đánh giá định kỳ chất luợng danh mục khách hàng thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của Ngân hàng;

+ Thực hiện báo cáo thống kê theo yêu cầu của giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam Chi nhánh;

+ Đầu mối giải quyết mọi yêu cầu, thắc mắc của khách hàng thể nhân Chi nhánh.

+ Đầu mối tiếp nhận yêu cầu và huớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồsơ cấp tín dụng;

+ Thực hiện phân tích đánh giá các rủi ro có liên quan, đề xuất các điềukiện cơ bản đối với khoản cấp tín dụng;

+ Đầu mối chuẩn bị tài liệu và thu xếp thực hiện quy trình phê duyệt tíndụng theo quy định;

+ Tiếp nhận và xử lý các nhu cầu rút vốn vay;

+ Theo dõi, kiểm tra vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo (nếu có), thực hiện luu trữ hồ sơ cấp tín dụng theo quy định;

+ Đôn đốc thu nợ gốc lãi từ khách hàng;

+ Thực hiện quản lý và xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề. b. Bộ phận quản lý nợ

Thực hiện tác nghiệp trên hệ thống, mở hợp đồng vay,tài khoản vay, quản

lý khoản vay, thực hiện các báo cáo liên quan đến hợp đồng, tài khoản vay. c. Bộ phận Kế toán tiền vay

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng pháp luật. Đồng thờicung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các tổ chức kinh kế. Đặc

biệt là

đua ra những thông tin, số liệu để tham muu cho Ban giám đốc có nhữngquyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời nhằm thực hiện tốt các mục

tiêu mà Chi nhánh đề ra;

- Hạch toán giải ngân và thu nợ. d. Phòng Ngân quỹ

- Quản lý và sử dụng các thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệpvụ kinh doanh theo quy định chung;

2.1.2.2. Quy trình nghiệp vụ:

Quy trình cho vay tiêu dùng đối với khách hàng bán lẻ:

Quy trình cho vay đuợc bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng. Sau khi nhận đuợc đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng.CBTD phải tiến hành thẩm định, trình duyệt và phê duyệt và thông báo việc phê duyệt/không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhung không quá 3-4 ngày. Truờng hợp phức tạp có thể kéo dài theo sự thoả thuận với khách hàng. Quy trình cho vay gồm các buớc sau:

- Tiếp nhận và huớng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn, xác định phuơng thức cho vay;

- Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện vay vốn và lãi suất cho vay của ngân hàng;

- Lập tờ trình thẩm định cho vay, tái thẩm định cho vay; - Trình duyệt khoản vay;

- Ký kết hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB;

- Giải ngân;

- Kiểm tra, giám sát khoản vay;

- Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh;

- Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay; - Giải chấp TSĐB;

- Luu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền.

2.1.2.3. Sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ tại VCB Quảng Ninh

a. Cho vay bất động sản

Trong giai đoạn 2013 - 2015, cơ cấu du nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 45,4% đến 53,4% tổng du

nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu huớng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, thị truờng bất động sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của chính phủ về uu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng truởng tín dụng phi sản xuất nên Vietcombank hạn chế vốn vào lĩnh vực này.

Quan niệm của nguời dân Việt Nam là “an cu, lạc nghiệp”, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ nguồn lực tài chính để có thể tự mình “an cu”. Dođó Vietcombank phát triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà/đất, xây sửa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.

“Cho vay mua nhà dự án ” là gói sản phẩm đặc thù đuợc triển khaitrong năm 2007, đuợc xây dựng bởi những tiêu chí riêng, với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tu dự án bất động sản để phối hợp trong việcngân hàng cho vay khách hàng mua bất động sản, và chủ đầu tu quản lý bấtđộng sản hình thành trong tuơng lai để làm tài sản đảm bảo cho chính khoảnvay của khách hàng.

Phân khúc khách hàng mà Vietcombank Quảng Ninh huớng đến là khách hàng trung luu trở lên, vì vậy truớc đây Vietcombank chọn lọc ký kết hợp tác với các chủ đầu tu có tiềm lực của các dự án bất động sản xếp vào hàng cao cấp nhu Khu đô thị Halong Marina, Vinhomes Hạ 1 .ong...

Nay với tác động của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất tăng cao khiến bất động sản cao cấp có tính thanh khoản kém, do đó các chủ đầu tu và cả ngân hàng không mặn mà rót vốn vào phân khúc bất động sản cao cấp mà chuyển sang thực hiện các dự án bất động sản trung cấp trở xuống để đáp ứng nhu cầu thực sự về nhà ở. Vì vậy Vietcombank cũng có chuyển huớng tích cực sang cho vay phân khúc này để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị truờng.

Ngoài sản phẩm cho vay nhà dự án, Vietcombank Quảng Ninh còntriển khai sản gói sản phẩm cho vay bất động sản dành cho khách hàng cánhân, bao gồm 3 gói sản phẩm nhỏ: cho vay xây sửa nhà, ngôi nhà mơ ước vàgia đình thịnh vượng, được thiết kế phù hợp với các đối tượng có thu nhậptương ứng từ thấp đến cao. Sản phẩm này thiết kế đảm bảo mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu và năng lực tài chính có thể tiếp cận được với nguồnvốn vay của Vietcombank nhằm thỏa mãn ước mơ có được ngôi nhà mới mẻ khang trang. Trước kia chưa có một gói sản phẩm bất động sản nào được quyđịnh chuẩn, phân biệt mục đích, đối tượng cho vay, lãi suất, ưu đãi... cụ thể thì bằng gói sản phẩm này Vietcombank đã tiến tới hoàn thiện, đảm bảo kháchhàng có nhiều lựa chọn hơn trước.Tài sản thế chấp cũng có thể được chấpnhận bằng tài sản của bên vay hoặc tài sản của bên thứ ba, tài sản được hình thành trong tương lai.

b. Cho vay sản xuất kinh doanh

Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ năm 2013 đến 2015 có sự tăng trưởng tốt cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng cho vay này đượcVietcombank chú trọng phát triển.Điều này còn thể hiện ở sự ra đời sản phẩm “Cho vay kinh doanh tài lộc”.

Trước đây, để bổ sung vốn kinh doanh khách hàng chỉ có thể vay theo món từng lần thì nay với sản phẩm “Cho vay kinh doanh tài lộc”, khách hàng có thể vay theo hình thức hạn mức - vay và trả nợ linh hoạt trong hạn mức đãđược ngân hàng phê duyệt. Phương thức này vừa đáp ứng nhu cầu vốn mang tính thời vụ của người sản xuất kinh doanh vừa giảm áp lực trả nợ vay cho khách hàng. Khách hàng mỗi lần cần vốn để chi trả cho một hóa đơn hàng chi cần đến ngân hàng để giải ngân cho bên đơn vị hưởng, khi có nguồn vốn nhàn rỗi, khách hàng có thể trả vào khoản gốc vay để giảm lãi phát sinh phải

trả. Hình thức cho vay khá linh hoạt và có lãi suất ưu đãi nhưng đòi hỏi khách hàng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định.

Hình thức cho vay từng lần thông thường cũng thường xuyên được áp dụng. Với khoản vay này khách hàng phải trả lãi hàng tháng, còn gốc vay được trả vào cuối kỳ, thời hạn các khoản vay thường kéo dài 1 năm. Lãi suất được áp dụng là lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường hoặc theo các gói ưu đãi lãi suất theo từng năm của Vietcombank.

c. Cho vay mua ô tô

Dư nợ cho vay mua ô tô từ 2013 - 2015 có tăng trưởng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Mức tăng trưởng này chưa tương xứng với lợi thế của Vietcombank về lãi suất và phí (lãi suất cạnh tranh,không thu phí trả nợ trước hạn) trong khi các tiêu chí của sản phẩm cũng tương tự như các ngân hàng khác (cho vay tối đa 70% nhu cầu vốn, thời hạn vay tối đa 60 tháng).

Đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng cho vay tín chấp do đã có tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua nhưng tài sản này lại giao cho người vay khai thác sử dụng. Vì vậy không sai khi nói sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có một phần cho vay tín chấp. Do đó để hạn chế rủi ro tối thiểu, CBTD phải thẩm định kĩ càng về nhân thân cũng như uy tín của người đi vay với những tiêu chí như: thu nhập tối thiểu 6 triệu đồng/tháng, cóhộ khẩu/đăng ký tạm trú dài hạn tại địa bàn hoạt động của chi nhánh...

d. Cho vay tín chấp

Chính sách phát triển tín dụng cá nhân của Vietcombank là phát triển chiều rộng đi đôi với chiều sâu tức tích cực tăng trưởng dư nợ nhưng đó phải là dư nợ có chất lượng, càng giảm thiểu nợ xấu càng tốt. Vì vậy sản phẩm cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành chưa

được triển khai một cách rầm rộ thể hiện ở dư nợ và tỷ trọng so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân rất khiêm tốn.

Để hạn chế bớt sự tăng trưởng nóng dư nợ cho vay tín chấp,Vietcombank đưa ra các rào cản kỹ thuật như: chỉ áp dụng cho vay đối với cán bộ công nhân viên của Vietcombank, hoặc các doanh nghiệp, đơn vị có trảlương cho nhân viên qua tài khoản tại Vietcombank với điều kiện có bảo lãnhcủa đơn vị công tác. Vietcombank đã bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng vì rất nhiều khách hàng có nhân thân tốt và năng lực tài chính mạnh (thể hiện qua thu nhập, vị trí công tác) muốn vay tín chấp tại Vietcombank nhưng không thỏa mãn các điều kiện của sản phẩm. Nhược điểm này Vietcombank cần từng bước khắc phục bằng cách cởi mở dần chính sách cho vay để tăng doanh số cho vay cũng như nguồn thu lợi nhuận từ sản phẩm này. Vietcombank cũng đã mở rộng đối tượng cho vay đối với các cá nhân làm việc trong các đơnvị hành chính sự nghiệp nhà nước, trả lương bằng tiền mặt hay qua ngân hàng khác, nhưng phải có xác nhận của cơ quan công tác.

e. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Sản phẩm cho vay cầm cố GTCG có sự tăng trưởng dư nợ khá tốt và chiếm tỷ trọng khá (dao động quanh 10%) trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân (chỉ sau cho vay bất động sản và cho vay sản xuất kinh doanh).

GTCG mà Vietcombank nhận cầm cố là các GTCG có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi của Vietcombank hoặc các TCTD lớn. Với mức cho vay hợp lý (95% giá trị của GTCG bằng đồng Việt Nam, 90% giá trị của GTCG bằng ngoại tệ) và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố GTCG tại Vietcombank. Tuy nhiên dư nợ cho vay cẩm cố giấy tờ có giá thường không ổn định và không bền vững vì thời hạn

vay thường ngắn và khách hàng có thể tất toán khoản vay bất kỳ lúc nào.Lãi suất cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá thường không cao.

f. Cho vay du học, cho vay tiêu dùng

Hai nhu cầu vay vốn này có du nợ và tỷ trọng dư nợ rất nhỏ so với tổngdư nợ tín dụng cá nhân, cho thấy chưa được Vietcombank chú trọng phát triển. Mặc dù nhu cầu thị trường ngày càng tăng do kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa tăng nhanh thì nhu cầu mở rộng kiến thức ngày càng cao.Do đó để tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tiếp cận nền văn minh hiện đại của thế giới, nhiều gia đình có xu hướng cho con em đi du học ở nước ngoài buộc phải trang trải chi phí khá lớn (học phí và sinh hoạt phí) trong suốtquá trình học tập.

g. Phát hành thẻ tín dụng

Đây là hình thức kết hợp giữa thanh toán và cấp tín dụng, qua đó khách hàng được cấp một hạn mức tín dụng, dùng để thanh toán các hóa đơn hàng tại các điểm bán hàng có đơn vị chấp nhận thẻ, các hóa đơn trên mạng internet hay rút tiền mặt tại các máy ATM, có rất nhiều tiện ích đối với người sử dụng như:

- Hạn mức tín dụng từ 10 triệu đến 300 triệu đồng.

- “Chi tiêu trước, trả tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi lên đến 45 ngày.

- Dịch vụ thanh toán thẻ đa dạng:

+ Thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền tại hàng chục triệu điểm bán hàng hoặc hàng triệu ATM có biểu tượng chấp nhận thẻ Visa tại các quốc gia trên toàn thế giới;

+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ qua Internet. - Phương thức thanh toán sao kê linh hoạt:

+ Thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc tại bất cứ chi nhánh nào củaVietcombank;

+ Tự động trích nợ tài khoản theo ngày hoặc theo tháng (tùy theo yêu cầu của khách hàng);

+ Đến kỳ thanh toán, chủ thẻ có thể lựa chọn thanh toán hết hoặc thanh toán một phần du nợ cuối kỳ;

+ Thanh toán qua kênh Internet Banking.

- Dễ dàng quản lý và kiểm soát đuợc toàn bộ những giao dịch chi tiêu của mình mọi lúc, mọi nơi thông qua: Bản sao kê giao dịch thẻ chi tiết phátsinh hàng tháng do Chi nhánh Vietcombank gửi tới địa chỉ thu tín hoặc

hòm thu điện tử của khách hàng.

h. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đây là hình thức cấp tín dụng kì hạn tối đa 12 tháng, trong đó Vietcombank đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phuơng án kinh doanh cụ thể.

* Đặc điểm của sản phẩm:

Mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ sơ vay.Tổng số tiền giải ngân ≤ Số tiền vay cam kết trong hợp đồng.

* Lợi ích:

- Kì hạn linh hoạt từ 1 đến 12 tháng;

- Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD hoặc ngoại tệ khác;

- Thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thuờng xuyên, hoặc vay có tính chất mùa vụ.

Một phần của tài liệu 0460 giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 49)