Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0455 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 32)

thẻ thanh toán khác nhau, phục vụ đông đảo các tầng lớp khách hàng từ trẻ đến già, mạng lưới ĐVCNT, ATM rộng rãi, các dịch vụ thanh toán thẻ ngày càng nhiều càng tiện ích và đa dạng.

Phát triển về chất lượng là gia tăng lợi ích cho xã hội, thu nhập cho ngân hàng, chất lượng thanh toán thẻ cao, nhanh, chính xác không bị lỗi khi giao dịch hay không bị từ chối chi tiêu ở nước ngoài và đảm bảo an toàn cho chủ thẻ thanh toán.

Tóm lại phát triển thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại có thể hiểu là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của hoạt động thanh toán thẻ theo hướng tích cực.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thẻ của Ngânhàng hàng

thương mại

1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về số lượng

a. Số lượng thẻ thanh toán phát hành theo thời gian: đây chính là điều kiện

đầu tiên và cơ bản làm nền tảng để phát triển các hoạt động thanh toán thẻ.

Số lượng thẻ thanh toán được phát hành càng nhiều chứng tỏ thị trường thẻ ngày càng được mở rộng và là tiền đề để hoạt động thanh toán thẻ ngày càng

được mở rộng về mặt quy mô. Chỉ tiêu này được tính theo số lượng thẻ phát hành so vói kế hoạch đề ra và so sánh với số lượng phát hành các năm trước.

b. Thị phần thanh toán thẻ trên thị trường

Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng so với các ngân hàng khác trên thị trường được tính bằng công thức:

20

thác, chính vì vậy số liệu về thị phần thanh toán thẻ của ngân hàng trên thị trường thẻ sẽ góp phần đánh giá được mức độ phát triển của hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng đó so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác.

c. Doanh số thanh toán thẻ

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ ph át triển của hoạt động thanh toán thẻ bởi vì nếu chỉ gia tăng số lượng thẻ thanh toán được phát hành một cách ồ ạt mà những thẻ đó lại không được đưa vào sử dụng (thẻ chết) thì sẽ dẫn tới một thực tế là sự phát triển mở rộng đó là ảo. Vì vậy sự tăng trưởng của doanh số thanh toán thẻ sẽ cho ta thấy sự phát triển của hoạt động thanh toán thẻ một cách chính xác: doanh số thanh toán thẻ chứng tỏ dịch vụ thanh toán bằng thẻ của ngân hàng đã được nhiều khách hàng sử dụng lựa chọn hơn từ đó chứng tỏ hoạt động thanh toán thẻ phát triển hơn.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng giá trị hàng hóa dịch vụ khách hàng dùng thẻ để thanh toán qua các ĐVCNT hoặc máy ATM trong một khoảng thời gian theo tháng/quý /năm.

d. Quy mô của mạng lưới ĐVCNT, ATM

Hoạt động thanh toán thẻ không thể thực hiện được nếu thiếu mạng lưới ĐVCNT và ATM, thông qua mạng lưới ĐVCNT và ATM dịch vụ thanh toán thẻ được thực hiện. Chính vì vậy, sự mở rộng về quy mô của mạng lưới các ĐVCNT và máy ATM sẽ đồng nghĩa với việc dịch vụ thanh toán thẻ được mở rộng. Khách hàng sử dụng thẻ thanh toán có thể thực hiện dịch vụ tại nhiều địa điểm hơn thông qua đó hoạt động thanh toán thẻ được mở rộng.

Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua: - Số lượng ĐVCNT và số lượng máy ATM

- Thị phần ĐVCN= Số lượng ĐVCNT của ngân hàng/ Tổng số ĐVCNT toàn thị trường

- Thị phần ATM= Số lượng ATM của ngân hàng/ Tổng số ATM toàn thị trường

1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng

a. Lợi nhuận của ngân hàng từ dịch vụ thẻ:

Lợi nhuận = Thu nhập - Chi phí từ hoạt động thanh toán thẻ - Thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ gồm:

+ Phí chiết khấu thương mại cho các ĐVCNT (Merchant Service Fee): đây là khoản thu trên doanh số thanh toán của các ĐVCNT. Theo nguyên tắc, tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào tình hình thị trường, lưu lượng hàng bán và quy mô các hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ...

+ Phí rút tiền mặt (Cash Advance Fee): là khoản thu phí dựa trên mỗi giao dịch rút tiền mặt được áp dụng đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

+ Phí đại lý thanh toán (Interchange Fee): với các giao dịch làm đại lý thẻ của ngân hàng phát hành, ngân hàng đại lý sẽ được một phần chiết khấu trên doanh số thanh toán hộ.

+ Phí phạt chậm trả: đây là loại phí (lãi) phát sinh khi khách hàng chậm thanh toán sao kê sau thời gian quy định của ngân hàng.

- Chi phí từ hoạt động thanh toán thẻ bao gồm: chi phí đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự ..

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ thẻ sẽ là phần chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ và chi phí từ hoạt động thanh toán thẻ nếu phần chênh này càng cao thì chứng tỏ hoạt động dịch vụ thẻ đã phát triển đạt mức độ cao mang lại nhiều hiệu quả cho ngân hàng. Còn nếu lợi nhuận thấp hoặc âm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mức độ phát triển của hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng.

b. Mức độ kiểm soát rủi ro trong hoạt động dịch vụ thẻ:

Tl

thường ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh thẻ hiện nay có nhiều yếu tố thuận lợi cho tội phạm như: thị trường thẻ đang phát triển mạnh, công nghệ hỗ trợ chưa cao, thẻ là lĩnh vực mới với cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước; ý thức phòng ngừa giả mạo, sự tuân thủ quy trình chấp nhận thẻ của các ĐVCNT kém....Vì vậy yếu tố rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ được kiểm soát ngày càng tốt, đảm bảo an toàn cho cả ngân hàng và chủ thẻ chính là cơ sở để khẳng định sự gia tăng chất lượng hoạt động thanh toán thẻ đảm bảo cung cấp cho khách hàng một dịch vụ thanh toán an toàn và hiệu quả. Nếu hoạt động thanh toán thẻ không đảm bảo an toàn, cả ngân hàng và khách hàng đều gặp phải rủi ro thì chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ phát triển của hoạt động thanh toán thẻ.

Mức độ kiểm soát rủi ro này được đánh giá qua tổng giá trị các món ngân hàng phải chịu tổn thất trong hoạt động thanh toán thẻ trong năm trên cơ sở so sánh với các năm trước.

c. Tính đa dạng, phong phú và tính tiện ích của các sản phẩm thanh toán thẻ

Chỉ tiêu này được xác định bằng số lượng sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ tại các ĐVCNT và máy ATM.

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, thì xem ra việc dùng tiền mặt để thanh toán các hàng hóa dịch vụ tiêu dùng hàng ngày là điều không hợp lý. Chính vì vậy, các ngân hàng hiện nay thường liên kết với các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa để cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ ngân hàng. Do đó, số lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng cũng sẽ thể hiện rõ mức độ phát triển theo chiều sâu của hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng đó đến đâu. Nếu số lượng các dịch vụ thanh toán thẻ càng nhiều càng đa dạng, thân thiện và càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng thì mức độ phát triển hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng đó càng cao.

Một phần của tài liệu 0455 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w