Các nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thuơng

Một phần của tài liệu 0455 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 37)

hàng

thương mại

1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

a. Mức độ đầu tư công nghệ cho hoạt động thanh toán thẻ

Thẻ thanh toán ngân hàng là một sản phẩm của công nghệ hiện đại. Để triển khai được một hệ thống phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải có một hệ thống nền tảng công nghệ kỹ thuật hiện đại và đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế gọi là hệ thống core-banking. Các ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán thẻ phải đầu tư một hệ thống core-banking theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống công nghệ sản xuất từ thẻ băng từ đến thẻ chíp (công nghệ EMV), hệ thống quản lý sử dụng và thanh toán thẻ kết nối trực tuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đầu tư một hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ như máy EDC, thiết bị thanh toán thẻ cà tay để phục vụ cho các ĐVCNT, hệ thống máy ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ CAT và các thiết bị kết nối hệ thống, các thiết bị đầu cuối. Toàn bộ hệ thống này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao do giao dịch thanh toán thẻ được xử lý nhanh hay chậm chính xác hay không cũng phụ thuộc vào tính đồng bộ và tốc độ xử lý của hệ thống. Để có hệ thống kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế như vậy thì các ngân hàng phải chấp nhận chi phí đầu tư rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động thanh toán thẻ ngoài ra còn nhiều chi phí khác như: chi phí tư vấn, chi phí chuyển giao, vận hành, chi phí đào tạo nhân viên... trong khi đó công nghệ lại thay đổi rất nhanh chóng. Nếu ngân hàng nào khồng có mức độ đầu tư đúng mức thì sẽ rất khó khăn trong lĩnh vực phát triển hoạt động thanh toán thẻ này.

Thực tế cho thấy các ngân hàng nhỏ bị hạn chế về tiềm lực tài chính đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham gia vào lĩnh vực thanh toán thẻ.

24

Thông thường, để tham gia vào thị trường thẻ các ngân hàng nhỏ thường phải thuê cơ sở hạ tầng của các ngân hàng lớn.

b. Hệ thống mạng lưới ĐVCNT và máy ATM

Hoạt động thanh toán thẻ không thể thiếu được sự tham gia của các ĐVCNT và máy ATM. Nếu màng lưới ĐVCNT và máy ATM của ngân hàng rộng khắp, việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thuận tiện hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng thanh toán bằng thẻ hơn.

Hơn thế nữa, với tốc độ phát triển nhanh về khoa học công nghệ nhanh như hiện nay thương mại điện tử cũng có những bước tiến vượt bậc. Việc mua bán hàng hóa thông qua mạng internet ngày càng phổ biến thúc đẩy dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển, nên số lượng các ĐVCNT trực tuyến cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu các ngân hàng đáp ứng tốt được yêu cầu cung ứng được dịch vụ thanh toán thông qua các ĐVCNT trực tuyến như vậy thì sẽ điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động thanh toán thẻ.

c. Các chiến lược Marketing của ngân hàng

Marketing là công cụ gắn kết hoạt động của ngân hàng thương mại với thị trường, là một khâu then chốt trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Cũng như nhiều hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm đến công tác Marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng của dịch vụ thẻ. Chiến lược Marketing trong lĩnh vực phát triển hoạt động thanh toán thẻ cũng nằm trong chiến lược chung đó.

Nội dung chiến lược Marketing nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ phải tập trung giải quyết được các vấn đề cơ bản như: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa kênh phân phối, hoàn thiện quá trình cung ứng dịch vụ và các biện pháp xúc tiến hỗn hợp. Hoạch định chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với tình hình thị

trường trong nước, thế giới và xu hướng phát triển của lĩnh vực thanh toán thẻ là yếu tố tạo nên thanh công. Tùy từng đặc điểm kinh doanh và quy mô hoạt động khác nhau, mỗi ngân hàng sẽ có các chiến lược khác nhau.

Tuy nhiên, các chương trình Marketing này sẽ là một nhân tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán thẻ của mỗi ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều hoạch định cho riêng mình một chiến lược phát triển và chia theo các lộ trình phát triển, tuy nhiên ngân hàng nào chú trọng và thực hiện tốt các chương trình Marketing thì chắc chắn sẽ đạt được những kết quả cao hơn và dành được vị thế xứng đáng hơn trong thị trường thanh toán thẻ.

1.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

a. Các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thẻ

Hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng cũng giống như các hoạt động khác của Ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung đều phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý của mỗi quốc gia. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang pháp lý, môi trường cho hoạt động thanh toán thẻ. Quy định càng rõ ràng, càng chặt chẽ và phù hợp với điều kiện thực tế thì càng thúc đẩy được hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng phát triển bền vững.

b. Thói quen sử dụng thẻ của người dân

Thẻ là một sản phẩm ngân hàng hiện đại được ra đời tại Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ 20 xuất phát từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ. Trải qua gần một thế kỷ phát triển, với những ưu thế vượt trội của mình thẻ đã trở thành phương tiện thanh toán chủ yếu tại các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp... Thậm chí, tại các nước này việc thanh toán bằng thẻ đã trở thành quy định của pháp luật theo đó sẽ vi phạm pháp luật nếu thanh toán nhũng mặt hàng có giá trị bằng tiền mặt. Chính vì vậy, người dân ở những nước này coi thẻ đã trở thành phương tiện thanh toán không thể thiếu.

26

Do đó, hoạt động thanh toán thẻ tại các nước này phát triển rất mạnh.

Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quản lý nhà nước chưa hoàn thiện, và đặc biệt là thói quen sử dụng tiền mặt đã từ lâu đời đã trở thành lực cản rất lớn trong việc phát triển hoạt động thanh toán thẻ. Chính vì vậy, mức độ phát triển của hoạt động thanh toán thẻ phát triển phụ thuộc rất lớn vào việc tạo thói quen sử dụng thẻ thanh toán của người dân.

c. Sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế

Sự phát triển của hoạt động thanh toán thẻ phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, người dân có thu nhập cao chính là tiền đề cho sự phát triển của hoạt đông thanh toán thẻ. Khi thu nhập cao, nhu cầu mua sắm, du lịch, giải trí...của người dân cũng tăng theo từ đó phát sinh nhu cầu thanh toán thẻ cũng phát triển theo. Mặt khác, hoạt động thanh toán thẻ phát triển cũng là nền tảng để tạo điều kiện cho thị trường thẻ trong nước hội nhập được với thị trường tài chính tiền tệ khu vực và thế giới.

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA MỘT SỐ NƯỚC

TRONG KHU VỰC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ ở Hồng Kông

> Môi trường kinh tế:

Hồng Kông là một trong những nền kinh tế tự do và cạnh tranh nhất thế giới,

đồng thời là một khu vực đứng đầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhất là vào

Trung Quốc đại lục, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Với hầu hết ngành công nghiệp sản xuất truyền thống chuyển sang các lãnh thổ khác nơi có nguồn

tính theo doanh số thanh toán quốc tế, hiện có 80 trong số 100 ngân hàng hàng đầu thế giới tạo nên một môi truờng cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt.

> Thị truờng thẻ ngân hàng

Điểm khác biệt rất lớn với các thị truờng thẻ trong khu vực sự can thiệp vào thị truờng thẻ Hồng Kông đuợc giữ ở mức tối thiểu. các cơ quan chức năng đặc biệt là chính phủ không đặt hạn chế về việc phát hành thẻ tín dụng của dân cu, các tổ chức có thể tham gia thị truờng thẻ một cách thông thoáng nhất mà không phải gặp bất cứ rào cản pháp lý nào. Các tổ chức phát hành thẻ đuợc quyền tự đặt ra các chỉ tiêu đánh giá khách hàng để chấp nhận hay từ chối đơn xin phát hành thẻ.

Có tới hơn 20 ngân hàng tham gia vào thị truờng thẻ Hồng Kông, ngân hàng lớn nhất là Standard Chartered Bank, tiếp theo là HongKong Bank, Chase Mahatttan Bank. Hiện nay với dân số là 9 triệu dân có khoảng 9,7 triệu thẻ tín dụng đang luu hành tại Hồng Kông, tính ra trung bình cứ mỗi độ tuổi trên 18 có 3 thẻ tín dụng/nguời.

Tốc độ phát triển dịch vụ thẻ trong những năm vừa qua luôn ở 2 con số. Tuy vậy sự phát triển quá nhanh trong một thời kỳ nhất định cũng tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ khi nền kinh tế suy thoái sau một thời gian phát triển mạnh. Trong thời gian vừa qua một số ngân hàng ở Hồng Kông đã công bố những khoản lỗ lớn do những khoản nợ thẻ tín dụng không có khả năng thu hồi dẫn đầu danh sách là Bank of South East of Asia với tổng nợ phải xóa lên tới 600 triệu đô la Hồng Kông. Con số này tuơng đuơng với việc 19% chủ thẻ của ngân hàng này đã không trả đuợc nợ.

Một trong những đặc điểm của thị truờng thẻ Hồng Kông là sự tồn tại của một hệ thống thanh toán thẻ ghi nợ nội địa gọi là EPS (Easy Pay System). EPS là một hệ thống thanh toán bán lẻ là nhiệm vụ thanh toán điện tử từ tài khoản của ngân hàng phát hành vào tài khoản của ngân hàng khác trực tiếp tại

28

điểm bán (Point of sale) Hệ thống EPS là một hệ thống thanh toán nội địa với sự tham gia của 50 ngân hàng thành viên. Do không phải qua trung gian các tổ chức thẻ quốc tế, chi phí đuợc cắt giảm, đồng thời thẻ ghi nợ của các ngân hàng có thể sử dụng trên cả mạng luới cơ sở chấp nhận thẻ và ATM của các ngân hàng khác. Hiện tại mạng luới của các cơ sở chấp nhận thẻ tham gia EPS chiếm khoảng 36% số luợng cơ sở chấp nhận thẻ trên thị truờng. Hoạt động của

hệ thống này đã đẩy mạnh sự phát triển của thẻ ghi nợ của Hồng Kông đồng thời

đem lại không ít những thuận lợi cho ngân hàng tham gia.

Với những diễn biến trên thị truờng thẻ Hồng Kông trong những năm vừa qua, ta có thể thấy rằng bằng việc chính phủ thả lỏng thị truờng thẻ ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ và đề ra những chính sách cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy vậy sự thiếu vắng điều tiết của nhà nuớc đối với hoạt động phát hành thẻ của các ngân hàng có thể dẫn tới tình trạng chạy theo lợi nhuận, mở rộng tín dụng quá mức làm tăng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và là một yếu tố bất ổn kinh tế tiềm ẩn. Điều này cần đặc biệt luu ý trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang phát triển nhung vẫn còn nhiều lỗ hổng và chua chặt chẽ trong công tác quản lý rủi ro tại thị truờng thẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu 0455 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w