TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0455 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANGÂN NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM

2.1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Trải qua hơn 50 năm phấn đấu và phát triển, VCB đã không ngừng vươn lên, trở thành ngân hàng Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng... Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, VCB luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân.

Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh vươn rộng ra hầu khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Đến 31/12/2014, hệ thống VCB bao gồm Hội sở chính, Sở Giao Dịch, 89 Chi nhánh và 351 Phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 Trung tâm đào tạo, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore 4 công ty liên doanh liên kết khác. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với hơn 1.928 máy ATM và 34.256 điểm chấp nhận thẻ của VCB trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới có trên 1700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

34

nòng cốt đi đầu trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Với quan điểm chỉ đạo điều hành “Nhạy bén - Quyết liệt - Đổi mới”, Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã bám sát diễn biến thị trường, định hướng hoạt động của VCB nhằm thực hiện tốt các phương châm hành động đặt ra cho năm 2014 là “Đổi mới, Tăng trưởng, Chất lượng”. Đến 31/12/2014, VCB đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh năm 2014 theo nghị quyết Hội đồng quản trị đề ra và đạt được kết quả khả quan trên nhiều mặt. Cụ thể::

- Tổng tài sản đạt 576.989 tỷ đồng, tăng 23,03% so với 31/12/2013, vượt mức tăng trưởng kế hoạch 11%;

- Huy động vốn từ nền kinh tế tăng trưởng tương đối tốt, đạt 422.204 tỷ đồng tăng 26,31% so với đầu năm. Huy động vốn trên thị trường liên ngân

hàng được đẩy mạnh, tạo điều kiện để VCB đạt hiệu quả trong việc kinh doanh vốn. VCB thực hiện nghiêm túc các mức lãi suất tối đa về huy động

vốn và các quy định về tỷ giá theo sự chỉ đạo của NHNN.

- Dư nợ tín dụng đạt 323.332 tỷ đồng, tăng 17,87% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 của Vietcombank tiếp tục cao

hơn tăng

trưởng của toàn hệ thống (14,5%)

- Công tác kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng đã được quan tâm chú trọng thường xuyên nợ xấu giảm mạnh xuống còn 2,29% trên tổng dư nợ,

giảm 0,4% so với năm 2013

- Các hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá và hầu hết đạt chỉ tiêu kế hoạch:

+ Doanh số thanh toán XNK đạt 48,14 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm 2013. Thị phần thanh toán XNK đạt 16,32%, tăng 0,7% so với thị phần năm 2013. Đây cũng là năm đầu tiên Vietcombank gia tăng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu sau nhiều năm giảm sút do sự cạnh tranh của các ngân

Vietcombank đã trích dự phòng rủi ro ở mức 4.566 tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2013.

Hiệu suất sinh lời của tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt tuơng ứng là 0,9% và 10,5%. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 11,61%, đáp ứng quy định của NHNN (tối thiểu 9%).

+ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối năm 2014 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013; Các hoạt động thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ của Vietcombank đều tăng truởng tốt so với năm 2013. Nhiều chỉ tiêu có mức tăng truởng mạnh và hoàn thành vuợt mức kế hoạch năm 2014; Các dịch vụ SMS Banking, Mobile Banking và Internet Banking tăng truởng mạnh so với năm 2013 (tuơng ứng 31%, 70% và 24%), vuợt mức kế hoạch năm 2014 (tuơng ứng 123%, 116% và 113%).

- Hoạt động bán lẻ đuợc định huớng xuyên suốt và chỉ đạo quyết liệt trong việc phát triển ngân hàng bán lẻ từ trung uơng đến chi nhánh; sản phẩm đa dạng và phù hợp yêu cầu khách hàng sử dụng. Các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ đuợc thực hiện khá tốt, bao gồm cả huy động vốn, cho vay thể nhân, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán...

Năm 2014, trên nhiều lĩnh vực hoạt động, VCB đã nhận đuợc sự đánh giá cao của cộng đồng, khách hàng và doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nuớc, cụ thể: Vietcombank xếp thứ 467/1.000 trong bảng xếp hạng 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới (Top 1.000 World Bank). Năm 2014 là năm thứ 4 liên tiếp đuợc Hội đồng quốc gia công nhận và trao tặng biểu trung thuơng hiệu quốc gia 2014; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014 do Tạp chí Asian Banker trao tặng.

Năm 2014 nền kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu hồi phục, với phuơng châm của năm 2015 là “Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững” quan điểm chỉ đạo điều hành là “Quyết liệt - Kết nối - Trách nhiệm”. Theo đó, định huớng chủ đạo của Vietcombank năm 2015 là tiếp tục bám sát Chiến luợc 2011 - 2020

36

và Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015. Nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015 xác định là: (i) Tiếp tục củng cố và phát triển mạnh mẽ khách hàng, gia tăng thị phần; (ii) Kiểm soát tốt chất lượng tài sản; (iii) Đảm bảo an toàn hoạt động, duy trì tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động cao hơn 2014; (iv) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án nâng cao năng lực quản trị, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

2.1.2. Khái quát về thị trường thẻ Việt Nam

Nhìn lại thời điểm được coi là khởi đầu vào năm 2003, khi thị trường xuất hiện 2 loại thẻ nội địa dùng trên máy ATM (máy rút tiền tự động) là Connect 24 của VCB và F@asAcess của Techcombank, thì tổng số lượng thẻ phát hành (gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) mới đạt 234.000 thẻ. Kể từ năm 2003 đến nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ đã rất cao, có những năm đạt trên 300%.

Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 3/2013, đã có 52 ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng có vốn nước ngoài đăng ký phát hành thẻ, với trên 57,1 triệu thẻ các loại đã được phát hành, tăng 38,5% so với cuối năm 2011. Đây là tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Trong đó, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%). Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên.

Cũng theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 3/2013, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM và POS (máy thanh toán thẻ), với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 104.400 POS, cuối tháng 3/2015, cả nước có trên 16.100 ATM và trên 192.000 POS/EDC được lắp đặt. Các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ đã kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Đến nay, về cơ bản hoàn thành kết nối với hơn 76.000 POS của trên 720 chi nhánh NHTM; 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, đại lý vé máy bay,

công ty du lịch... Số lượng và giá trị thanh toán qua POS ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhận thức về thanh toán bằng thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực của cả chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thanh toán

Hành lang pháp lý để kích thích việc sử dụng thẻ cũng không ngừng được hoàn thiện. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg,

38

ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Theo đó, Đề án chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt được đến cuối năm 2015 là tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%; nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35 -40%; triển khai 250.000 điểm giao dịch với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm. Tiếp đó là Nghị định 101/2012/NĐ-CP, ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngày 28/12/2012, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT- NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan. Thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35 là Thông tư số 36/2012/TT-NHNN, ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM.

Về phía các NHTM, bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, chất lượng dịch vụ cũng đang ngày càng được hoàn thiện, phần lớn đều đã liên kết với các tổ chức, như: trường học, hãng taxi, hãng hàng không, siêu thị... trong thanh toán. Đồng thời, độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán ngày càng được cải tiến, như ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, hay phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Chip chuẩn EMV.

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thẻ đã đem lại nhiều lợi ích, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và bước đầu thay đổi thói quen cũng như nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng phương tiện thanh toán phổ biến, không phải mới mẻ ở nhiều nước phát triển đã từ lâu. Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp các ngân hàng có thêm một kênh huy động vốn

đầu tư để cho vay và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều lợi ích khác nhau phục vụ khách hàng. Thanh toán bằng thẻ còn giảm rủi roc ho chủ thẻ do giảm rủi ro mất cắp và các lo ngại về tiền giả, nhầm lẫn.

Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt với số lượng tổ chức tham gia thị trường ngày càng tăng năm 2006 mới chỉ có 20 tổ chức nhưng đến năm 2014 con số này đã là 60 tổ chức. Nhiều ngân hàng xác định thẻ là mảng hoạt động trọng tâm nên đã ưu tiên tập trung các nguồn lực về tài chính, nhân sự, công nghệ cho hoạt động thẻ, xây dựng các chiến lược dài hạn và đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh hết sức linh hoạt.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Các loại hình dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần

Ngoại Thương Việt Nam

2.2.1.1. Thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ

ĐVCNT của VCB là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ hợp pháp tại Việt nam và có nhu cầu chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Các ĐVCNT này không được nằm trong danh sách cấm hoạt động của các TCTQT và phải cam kết tuân thủ các quy định của VCB và các TCTQT về chấp nhận thanh toán thẻ.

Các ĐVCNT chấp nhận thanh toán các loại thẻ sau:

> Thẻ quốc tế mang thương hiệu của các TCTQT gồm:

+ Thẻ do VCB phát hành (on-us) gồm: Visa tín dụng; Master tín dụng; Master ghi nợ; Amex thường; Amex bông sen vàng; Amex ghi nợ; JCB tín dụng; CUP tín dụng.

40

Diner (36-14 số), CUP. > Thẻ nội địa gồm:

+ Thẻ do VCB phát hành gồm: Connect24, mã BIN 686868 nay đổi thành mã mới 97043668

+ Thẻ của các Tổ chức kết nối thanh toán với VCB gồm: thẻ của các ngân hàng đại lý của VCB hay thẻ của tổ chức kết nối Smartlink, Banknetvn.

Các ĐVCNT trực tuyến chấp nhận các thẻ quốc tế và gần đây đã chấp nhận thẻ nội địa do VCB phát hành.

Máy EDC (Electronic Data Capture) là thiết bị thanh toán thẻ đuợc sử dụng tại các ĐVCNT để chấp nhận thanh toán thẻ bằng cách kết nối thanh toán qua đuờng viễn thông để thực hiện chuyển thông tin thanh toán về Ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều dòng máy EDC, tại VCB có 2 dòng máy EDC chủ yếu đang đuợc sử dụng:

V Pax P78 - ưu điểm:

+ Sử dụng công nghệ in kim trên giấp Carbon, chỉ cần in 1 lần cho 3 liên hóa đơn

+ Sử dụng PINPAD để bảo mật số PIN cho khách hàng. - Nhuợc điểm: máy cồng kềnh, khó bố trí nơi đặt máy. V Pax S90

- ưu điểm:

+ Có thể di chuyển khi thanh toán

+ Thích hợp với một số ĐVCNT có nhu cầu thanh toán đặc biệt: tàu du lịch, nhà hàng

- Nhuợc điểm: sử dụng công nghệ in giấy nhiệt

2.2.1.2. Thanh toán tại điểm ứng tiền mặt

- Thẻ quốc tế mang thương hiệu của các TCTQT gồm:

+ Thẻ do VCB phát hành (on-us) gồm: Visa tín dụng; Master tín dụng + Thành viên khác của TCTQT phát hành: Visa, Master, JCB.

- Thẻ nội địa: không chấp nhận

2.2.1.3. Thanh toán tại ATM

- Thanh toán hóa đơn: áp dụng cho các thẻ nội địa do VCB phát hành + Bảo hiểm: AIA, Prudential, Acelife, Liberty, Tài chính Prudential.... + Viễn thông: Vinaphone, MobiFone, Viettel, EVN, Sphone.

+ Điện lực: Hà nội, Hồ Chí Minh + Đối tác kết nối: Onepay

+ Nước sinh hoạt

- Thanh toán vé máy bay: Vietnam Airlines, Jetstar

2.2.2. Doanh số và thị phần dịch vụ thẻ của Ngân hàng

Thương mại Cổ

phần Ngoại Thương Việt Nam

2.2.2.1. Hoạt động thanh toán thẻ quốc tế

Năm 1990, với vai trò trở thành ngân hàng đầu tiên duy nhất chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa tại Việt Nam thông qua hợp đồng đại lý với ngân hàng BFCE Singapore, VCB đã trở thành ngân hàng tiên phong mở đường cho sự phát triển của một phương thức thanh toán hiện đại nhất tại Việt Nam. Tiếp nối thành công của thẻ Visa, VCB liên tiếp ký hợp đồng làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng phổ biến khác với các đối tác nước ngoài, như thẻ MasterCard với công ty tài chính MBF, Malaysia (năm 1991), thẻ JCB của Nhật Bản (năm 1993), thẻ Amex của công ty thẻ American Express, Hồng Kông (năm 1994). Trong giai đoạn từ năm 1991 đến 1994, VCB chiếm ưu thế tuyệt đối trong kinh doanh thẻ với thị phần chiếm giữ 100% và mức tăng trưởng doanh số đạt mức trên 200%. Vào năm 1995, thị phần thanh toán thẻ của VCB giảm xuống còn 80% đối với thẻ Visa,75% đối với thẻ Master

Thị phần 2011 2012 2013 2014

Thị phân thanh toán thẻ quốc tế 54,5% 54,5% 50% 50% Thị phần doanh số sử dụng thẻ quốc tế 39,3% 38% 25% 24,5% Thị phần doanh số sử dụng thẻ nội địa 23,3% 22,4% 21,8% 22% Thị phần phát hành thẻ nội địa 16,6% 15,2% 14% 14% Thị phần phát hành thẻ quốc tế 39,3% 35% 29% 29% Thị phần Số lượng POS 27,4% 28,4% 29% 29,5%

Thị phần ATM 13,1% 13% 13% 13%

42

Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán thẻ của VCB qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ thẻ của VCB năm 2014)

□ Thị phần □

Biểu đồ 2.2: Thị phần thanh toán thẻ của VCB qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ thẻ của VCB năm 2014)

Những năm qua, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tính đến hết 30/06/2013, cả nước có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, với khoảng 60,1 triệu thẻ đã được phát hành (trên 91% là thẻ ghi nợ nội địa) tăng 11% so với cuối năm 2012; mạng lưới máy ATM lên tới 14.410

Một phần của tài liệu 0455 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w