lưới đường bộ
Căn cứ Điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 và điều chỉnh các tuyến đường tỉnh tại Quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 29/6/2015. Sở Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch
cho từng năm và phương án xây dựng kế hoạch bảo trì trung hạn giai đoạn 2017 – 2020. Cập nhật dữ liệu đường bộ, đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác tình trạng kỹ thuật và nhu cầu đầu tư trên các tuyến đường; Căn cứ hiện trạng khai thác công trình,
vai trò và chức năng của tuyến đường, lưu lượng xe khai thác.... và các định mức, quy định hiện hành để tổng hợp xây dựng nội dung, danh mục bảo trì cho từng năm và
2017 – 2020.
3.3.2Căn cứ theo các kết quả thực hiện quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ
Tại Hội nghị tổng kết năm 2016 của Tổng cục đường bộ Việt Nam Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã khẳng định “Ngành Đường bộ đã làm rất tốt công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ“.
Về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật được triển khai tích cực gópphần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước lĩnh vực GTVT đường bộ; công tác
tập huấn, tuyên truyền, phổ biến văn bản Quy phạm pháp luật thực hiện theo hướng đổi mới, hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện có hiệu quả; phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Qua công tác kiểm tra, giám sát đã tham mưu, báo cáo Bộ GTVT điều chỉnh phương án tài chính theo đúng thực tế; thực hiện công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả cao.
Năm 2016 Tổng cục, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch, tăng tính chủ động, chính xác và công khai, minh bạch trong việc triển khai xây dựng kế hoạch bảo trì đường bộ, tạo đà đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tạo sự đồng thuận cao của xã hội.
Tỉnh Lạng Sơn Công tác quản lý, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên đường bộ bao gồm công tác quản lý, theo dõi hệ thống kết cấu hạ tầng, tuần tra phát hiện và ngăn chặn, sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhỏ lẻ trên tuyến.
Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay được giao cho Sở Giao thông vận tải (các tuyến Quốc lộ được ủy thác, các tuyến đường tỉnh và đường tuần tra biên giới), UBND các huyện, thành phố (các tuyến đường huyện, đường đô thị), UBND xã (các tuyến đường xã, đường thôn, bản, ngõ xóm), Ban Quản lý khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (các tuyến đường chuyên dùng trong các khu kinh tế cửa khẩu) quản lý và thực hiện.
Toàn bộ các tuyến quốc lộ do Sở GTVT được ủy thác quản lý đã thực hiện theo hình thức đấu thầu, bảo dưỡng thường xuyên từ tháng 6/2015 đến hết năm 2017; Sở GTVT đã ký hợp đồng với công ty để thực hiện công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường.
3.4 Một số các giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộtrên địa bàntỉnh Lạng Sơn
3.4.1Hoàn thiện công tác lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng thường xuyên mạng lưới đường bộ
3.4.1.1 Sự cần thiết phát triển hệ thống lập kế hoạch bảo trì mặt đường
Cơ sở hạ tầng đường bộ là tài sản quốc gia được tiếp quản bởi nhiều thế hệ, do đó
trong quá trình lâu dài bảo trì đường bộ các chức năng của đường cần phải được bảo dưỡng kỹ lưỡng. Nguyên tắc cơ bản của bảo trì đường bộ là lựa chọn “đúng công
trình”, “đúng nơi” và “đúng thời gian” bảo trì và sửa chữa các công trình để đảm bảo tính kinh tế trong quá trình bảo trì lâu dài. Với việc này, những cơ quan quản lý đường bộ được khuyến khích chuyển đổi từ việc bảo dưỡng hiện nay sang việc bảo dưỡng có tính chiến lược. Hệ thống lập kế hoạch hiện đang nghiên cứu trong dự án tập trung vào mặt đường và có thể hỗ trợ các cơ quan quản lý đường xây dựng kế hoạch bảo dưỡng mặt đường hàng năm và trung hạn dựa trên cơ sở kết quả khảo sát các điều kiện mặt đường và các dữ liệu phân tích thống kê mặt đường xuống cấp trong tương lai.
3.4.1.2 Triển khai lập kế hoạch bảo trì đường bộ
Kế hoạch bảo trì đường bộ hàng năm là cách thức hiện hành để xây dựng cho kế hoạch ngân sách, nó đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch năm. Kế hoạch năm bao gồm các kế hoạch về ngân sách cho bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn. Kế hoạch năm hoàn toàn dựa trên sự thống kê của chi phí bảo dưỡng tiêu chuẩn và được định trước. Để xây dựng kế hoạch năm, nhiều nỗ lực đã được hướng đến việc lên kế hoạch sửa chữa chứ không phải là kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, công thức đơn giản cho việc dự toán ngân sách đã được đưa ra kể từ khi các công việc cho việc bảo dưỡng định kỳ được quy định trong các tiêu chuẩn bảo dưỡng.Định hướng xây dựng lập kế hoạch cho các năm như sau:
1. Công tác bảo dưỡng thường xuyên
Năm 2018: Kinh phí bảo dưỡng thường xuyên được tính bằng 1,05 lần kinh phí bảo dưỡng thường xuyên được giao kế hoạch bảo trì năm trước, cộng thêm phần kinh phí dự kiến bổ sung.
Các năm tiếp theo: Kinh phí bảo dưỡng thường xuyên được tính toán đầy đủ theo Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành theo Quyết định số 3409/QĐ-
BGTVT ngày 08/9/2014 của Bộ GTVT và quy định hiện hành.
2. Công tác sửa chữa định kỳ
Căn cứ mức độ, tính chất hư hỏng của công trình, thời gian đưa công trình vào khai thác sử dụng, vai trò chức năng của tuyến đường, lưu lượng xe khai thác, tình hình triển khai các dự án xây dựng cơ bản (bao gồm cả các dự án dự kiến đầu tư trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2018-2020), xây dựng danh mục công trình sửa chữa định
kỳ cho từng năm từ 2018-2020; trong đó xác định quy mô giải pháp sửa chữa (sửa chữa lớn hoặc vừa), dự kiến khối lượng và chi phí thực hiện, cụ thể:
- Về quy mô sửa chữa:
+ Mặt đường có thời gian khai thác quá thời gian sửa chữa lớn (bằng tuổi thọ thiết kế mặt đường): Sửa chữa, tăng cường kết cấu mặt đường đảm bảo khôi phục chất lượng mặt đường ban đầu khi đưa vào khai thác.
+ Mặt đường có thời gian khai thác quá thời gian sửa chữa vừa (bằng 1/2 tuổi thọ thiết kế mặt đường): Sửa chữa, thay thế các vị trí kết cấu mặt đường hư hỏng, có nguy cơ xuống cấp đảm bảo duy trì điều kiện khai thác và bảo vệ bền vững công trình.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lý bảo trì, khuyến khích các đơn vị đề xuất áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong sửa chữa công trình.
- Về đề xuất năm đầu tư:
+ Năm 2018: Đầu tư sửa chữa cầu yếu; xử lý các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao; công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa trên 3 năm trên các tuyến huyết mạch và công trình bị bị hư hỏng nặng (gây mất ATGT hoặc gây sự cố công
trình).
+ Năm 2019: Đầu tư sửa chữa các vị trí điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT; công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa từ 1 - 3 năm trên các tuyến huyết mạch; công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa trên 3 năm trên các tuyến còn lại.
+ Năm 2020: Đầu tư sửa chữa các công trình đã quá thời kỳ sửa chữa lớn, vừa từ 1-3
năm còn lại. Đầu tư sửa chữa các công trình đến kỳ sửa chữa lớn, vừa theo quy định. Các hoạt động bảo trì đường bộ được đưa ra để xem xét khi phát triển Hệ thống quản lý mặt đường việc bảo dưỡng thường xuyên bao gồm bảo cả bảo dưỡng phạm vi ngoài mặt đường và bảo dưỡng mặt đường được coi là các hoạt động có liên quan đến khôi phục khả năng phục vụ của đường, nhưng không làm giảm tuổi thọ của mặt đường. Điều này được hiểu rằng những hiệu quả của việc giảm tuổi thọ hầu như không dự đoán được đối với bảo trì mặt đường bị động. Nói chung, mức kinh phí bảo trì cố định tính theo km được sử dụng rộng rãi để dự toán mức kinh phí bảo trì hàng năm, được xét độc lập với hệ thống lập kế hoạch bảo trì mặt đường Ngoài ra, việc xây dựng lại
đường trong đó bao gồm việc mở rộng, cải tuyến,… được thực hiện chủ yếu với mục đích tăng cường năng lực của đường, cần được xử lý độc lập với hệ thống lập kế hoạch bảo trì mặt đường.
Bảng 3.1 Các điểm tập trung của Bảo trì đường bộ
Hình thức bảo trì đường bộ Các điểm tập trung
1. Bảo dưỡng thường xuyên
1.1 Các công tác bảo trì ngoài mặtđường
- Vệ sinh cống
- Vệ sinh rãnh thoát nước
- San đất
- Kiểm soát cỏ và bụi
- Ngoài phạm vi
- Các hoạt động này miêu tả công việc bảo trì các tài sản đường bộ ngoài phạm vi mặt đường có đặc điểm xuống cấp không do tải trọng xe gây ra, mà thường do thời tiết và vật liệu xuống cấp.
- Kế hoạch bảo trì được thực hiện theo phương pháp thủ công
1.2 Bảo trì mặt đường bị động (xử lý sau khi hư hỏng đã xảy ra)
- Ổ gà vá htb=12 cm
- Ổ gà vá htb=30 cm
- Sửa chữa mép đường
- Rải sỏi (độ dày 15 cm)
- Ngoài phạm vi
- Các hoạt động này được thực hiện để áp ứng cho sự phát triển của các thiếu hụt và yếu kém gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động của trang thiết bị và toàn bộ phần mặt đường trong tương lai. Các hoạt động bảo trì thông thường là lặp lại, không phải lần đầu và thực hiện để khôi phục mặt đường đạt đến một mức độ phục vụ có thể chấp nhận được do các điều kiện bất khả kháng.
- Các hoạt động này được nhận định không đủ điều kiện để phục hồi mặt đường trở về trạng thái ban đầu.
- Kế hoạch bảo trì được thực hiện thủ công dựa trên phân tích thống
2. Bảo trì đường bộ đột xuất
- Các công trình phục hồi thảm họa, etc.
- Ngoài phạm vi
- Các công trình bảo trì đột xuất đưa trang thiết bị đường về mức độ phục vụ tối thiểu khi mà việc khôi phục vĩnh cửu đang được thiết kế.
- Các ví dụ về các tình huống yêu cầu bảo trì đột xuất bao gồm các công trình phục hồi thảm họa.
- Kế hoạch bảo trì được thực
3. Sửa chữa định kỳ (Bảo trì chủ động)
- Bịt vết nứt
- Xử lý láng nhựa 1 lớp
- Xử lý láng nhựa 2 lớp
- Thảm phủ bê tông nhựa (30mm/50mm/70mm)
- Nội dung Tập trung, trong phạm vi
- Sửa chữa định kỳ là một kế hoạch chiến lược của việc xử lý có hiệu quả hệ thống đường bộ hiện có, duy trì hệ thống, làm giảm sựhư hỏng trong tương lai và duy trì hoặc củng cố chức năng của hệ thống (Ngoài việc gia tăng đáng kể năng lực kết cấu).
Hình thức bảo trì đường bộ Các điểm tập trung
- Bảo trì dự phòng thường được áp dụng cho các mặt đường đang trong tình trạng tốt có thời gian phục vụ còn lại đáng kể. Là một thành phần quan trọng của việc duy trì mặt đường, bảo trì dự phòng là chiến lược kéo dài tuổi thọ bằng cách áp dụng việc xử lý có hiệu quả kinh tế lớp mặt hoặc gần mặt của kết cấu mặt đường. Các ví dụ về xử lý dự phòng bao gồm các biện pháp được liệt kê bên trái.
- Các công tác bảo trì này được nhận định đủ điều kiện để phục hồi mặt đường như cường độ ban đầu, do đó đây sẽ là các chiến lược chính cho các kế hoạch bảo trì mặt đường trung và dài hạn.
4. Các công tác phát triển (Xây dựng cơ bản) 4.1 Cải tạo
- Tăng cường kết cấu (thay thế)
- Tập trung
- Cải tạo là sự cấu mặt đườn hỏi loại bỏ và dựng lại được còn phù hợp.
- Các công tác bảo trì này được nhận định đủ điều kiện để phục hồi mặt đường về cường độ ban đầu.
4.2 Xây dựng lại
- Mở rộng
- Cải tuyến - Ngoài phạm vi
5. Xây dựng mới - Ngoài phạm vi
3.4.2Đổi mới công tác giám sát, kiểm soát chất lượng việc thực hiện công tác duy tu bảo trì đường bộ
Đểnâng cao việc tăng cường công tác giám sát, quản lý chất lượng, công trình bảo trì đường bộ như sau:
1. Lựa chọn nhà thầu:
Lựa chọn nhà thầu ngoài đáp ứng theo quy định của pháp luật và Bộ Giao thông vận tải còn phải đáp ứng theo một số quy định sau:
- Lựa chọn Tư vấn giám sát phải đảm bảo năng lực phù hợp với gói thầu và đã giám sát ít nhất 03 công trình tương tự về tính chất kỹ thuật, có các vị trí nhân sự đảm bảo yêu cầu của dự án.
- Lựa chọn nhà thầu thi công sửa chữa phải đảm bảo năng lực, kinh nghiệm và máy
móc thiết bị thi công đáp ứng các với các hạng mục của gói thầu, lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, không lựa chọn các nhà thầu đã bị cấm tham dự đấu thầu, nhà thầu vi phạm chất lượng đã bị cảnh cáo, không lựa chọn các nhà thầu ít kinh nghiệm thi công đối với 03 công trình tương tự.
2. Các yêu cầu trong quá trình thi công:
- Trong quá trình thi công yêu cầu tư vấn giám sát và cán bộ quản lý dự án được phân công có mặt trong suốtquá trình thi công dự án.
- Trước khi thi công, Nhà thầu phải lập kế hoạch và thời gian thi công gửi chủ đầu tư (hoặc Ban QLDA) để theo dõi, quản lý.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về các công tác thí nghiệm, thí nghiệm thành phần cấp phối, công tác thi công, lu lèn, công tác giám sát, công tác nghiệm thu công trình, công tác bảo dưỡng, đánh giá và theo dõi chất lượng theo đúng quy trình, quy phạm và chỉ đạo của các cơ quan quản lý.
3. Xử lý các hành vi vi phạm chất lượng công trình:
- Tư vấn giám sát không có mặt khi thi công hoặc giám sát dự án vi phạm chất lượng sẽ bị cảnh cáo và không cho tham gia từ 06 tháng đến 02 năm các dự án của Tổng cục ĐBVN.
- Nhà thầu vi phạm chất lượng ở các dự án tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý ở mức độ nghiêm khắc nhất, thậm chí bị cắt hợp đồng, đồng thời xử lý bổ sung không cho thực hiện các dự án của Tổng cục ĐBVN từ 01 đến 02 năm.
- Chủ đầu tư, các Ban QLDA không hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án để vi phạm chất lượng sẽ bị xem xét không giao các dự án bảo trì tiếp theo. Riêng các tổ chức, cá nhân thuộc Tổng cục ĐBVN còn bị xem xét đánh giá về tổ chức và hành chính theo thẩm quyền của Tổng cục ĐBVN.
4. Thời gian bảo hành:
- Các dự án sửa chữa định kỳ toàn bộ mặt đường thời gian bảo hành tương tự như dự án cải tạo nâng cấp, thời hạn bảo hành quy định tại Quyết định số 2920/QĐ-BGTVT