Quan điểm và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 83)

3.1.1.1 Quan điểm phát triển

Với quan điểm “Kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước”, nhất là giao thông vận tải là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo liên kết với vùng và cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Phát triển giao thông bền vững, nâng cao chất lượng khai thác, coi trọng công tác quản lý, bảo trì; cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có, các công trình làm mới xem xét hiệu quả kinh tế, kỹ thuật; đầu tư dứt điểm, không dàn trải; chú trọng phát triển giao thông nông thôn. Phát triển vận tải theo hướng đảm bảo chi phí hợp lý, an toàn và giảm thiểu tác động môi trường. Đi đôi với chú trọng quản lý, bảo trì để khai thác tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông giao thông; đẩy mạnh phân cấp quản lý đường bộ gắn với trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác hệ thống công trình giao thông.

Phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, vận tải, công nghiệp giao thông vận tải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, liên hoàn, đảm bảo giao thông thông suốt và thuận lợi; đẩy mạnh xã hội hoá các loại hình hoạt động dịch vụ vận tải; phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại.

Tranh thủ tối đa cácnguồn vốn hỗ trợ, các chương trình, dự án đầu tư của trung ương; đồng thời tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải dưới nhiều hình thức; đặc biệt tập trung đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, các tuyến quốc lộ, hạ tầng giao thông Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, khu vực cửa khẩu, hệ thống đường tuần tra

biên giới và giao thông nông thôn.

Ưu tiên cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu phát huy hiệu quả các cơ sở công nghiệp GTVT hiện có trên địa bàn.

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác giao thông vận tải đường bộ với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển ngành.

Giành quỹ đất hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng GTVT và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cho cơ sở hạ tầng GTVT, cần có sự thống nhất và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các huyện và địa phương trong tỉnh. Việc bảo vệ công trình giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành, toàn xã hội và mỗi người dân.

3.1.1.2 Mục tiêu phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Giao thông vận tải phải phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, vận tải, công nghiệp giao thông vận tải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải đảm bảo giao lưu thông suốt và thuận lợi, phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo sự phát triển đồng đều các vùng và lĩnh vực phục vụ an ninh quốc phòng, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, đồng thời thực hiện quản lý thống nhất, đạt hiệu quả cao và giảm thiểu tai nạn giao thông. Quy hoạch còn là cơ sở để xác định nguồn lực, tiến độ, giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm, 10 năm và hàng năm của tỉnh. Từ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của tỉnh xây dựng 02 phương án về mục tiêu cụ thể như sau:

a) Phương án 1

Kết cấu hạ tầng GTVT: Tập trung đầu tư đưa vào cấp kỹ thuật kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; xây dựng mới các công trình phục vụ đắc lực cho phát triểnkinh tế - xã

đảm bảo an ninh quốc phòng; thực hiện thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn mới đối với các công trình xây dựng mới đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao tải trọng, có xét đến yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Tăng cường năng lực cho công tác duy tu bảo dưỡng, bảo trì đường bộ, tăng cường nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Một số mục tiêu cụ thể như sau:

Đường bộ: Đường cao tốc, Quốc lộ và đường tỉnh, đường huyện phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ và đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn; Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị được bảo trì. Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành

cho giao thông đô thị từ 16-26%.

Xây dựng hoàn thành đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn;

100% các tuyến đường quốc lộ được rải nhựa và kiên cố hóa. 100% các loại đường tỉnh, đường huyện, đường xã được bảo trì. 85% đường tỉnh được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 80%); 45% đường huyện được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 35%); Xây dựng 9 vị trí cầu vượt qua các sông lớn.

Tập trung đầu tư nâng cấp các công trình giao thông hiện có; Đến năm 2020 số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 98% (năm 2015 đạt 95%); đường ô tô đến thôn, bản đạt 98% (năm 2015 đạt 95%); bê tông hoá đường giao thông nông

thôn đạt 70% (năm 2015 đạt 50%).

Quy hoạch xây dựng hệ thống các đường thoát lũ đảm bảo an toàn cho dân trong khu vực chịu lũ.

Phát triển tuyến giao thông đô thị: Đầu tư các tuyến đường còn lại theo quy hoạch đô thị thành phố Lạng Sơn, quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và quy hoạch đô thị các huyện. ưu tiên đầu tư xây dựng các trục chính, các khu đô thị mới để mở rộng thành phố.

Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đô thị, kết hợp với kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, cây xanh, công viên, vệ sinh công cộng,... bố trí quỹ đất để phát triển giao thông đô thị bao gồm cả giao thông động và giao thông tĩnh.

Mở mới đường GTNT: Trung bình 160Km/năm, trong đó xây dựng mặt đường Bê tông xi măng 150Km nâng tỷ lệ mặt đường các loại từ 31,55% hiện nay lên 50%. Phấn đấu trên 50% đường thôn, bản, ngõ xóm luôn sạch và không lầy lội về mùa mưa.

Về an toàn giao thông: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị; kiềm chế tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra; phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí.

b) Phương án 2: Cơ bản như phương án 1, khác 1 số mục tiêu như sau: Kết cấu hạ tầng GTVT:

- Xây dựng hoàn thành đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn;

- 100% các tuyến đường quốc lộ được rải nhựa và kiên cố hóa.

- 90% đường tỉnh được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 85%);

- 50% đường huyện được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 45%);

- Đến năm 2020 số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 99% (năm 2015 đạt 96%); đường ô tô đến thôn, bản đạt 100%; bê tông hoá đường giao thông nông thôn đạt 90% (năm 2015 đạt 50%).

- 100% các loại đường tỉnh, đường huyện, đường xã được bảo trì.

- Xây dựng hoàn thành 180km đường tuần tra dọc biên giới;

Định hướng đến năm 2030

Đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải trong tỉnh cũng như các hành lang giao thông đối ngoại. Chất lượng vận tải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế: êm thuận, nhanh chóng, an toàn và kết nối hợp lý giữa các phương thức vận tải, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đường dài với vận tải hành khách tại các đô thị.

Hoàn thiện cơ bản hiện đại hoá mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiếp tục hoàn chỉnh các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường thoát lũ, đường TTBG và nâng cấp các tuyến Quốc lộ đạt từ cấp III-II; đường tỉnh từ cấp IV-III;

đường huyện từ cấp V-III.

Nâng cấp một số tuyến đường liên tỉnh lên thành Quốc lộ, đường huyện lên thành đường tỉnh, đường xã lên thành đường huyện.

Đường đô thị: Phát triển giao thông đô thị theo quan điểm: “Nhìn xa, hướng tới văn minh, hiện đại; nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với thủ đô và các nước trong khu vực”.

Đầu tư các tuyến đường đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 100%, đường đến thôn bản đi lại được 4 mùa đạt 100%. Kết cấu mặt đường bê tông hoá, nhựa hoá trên 90%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)