2.3.3.1 Nội dung công tác giám sát
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo các quy định hiện hành. - Đánh giá sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. Công tác đánh giá kiểm tra gồm: kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công, hệ thống quản lý chất lượng, giấy phép sử dụng máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất vật liệu, các sản phẩm phục vụ cho công tác thi công xây dựng,…
- Đánh giá, kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư nguyên liệu cũng như các thiết bị lắp đặt vào công trình.
- Xem xét, kiểm tra về chứng nhận chất lượng của các thiết bị, sản phẩm xây dựng, vật tư nguyên liệu,…
- Giám sát kiểm tra các công tác trong quá trình thi công xây dựng công trình:
- Theo dõi, giám sát biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên và khoa học quá trình triển khai công việc của nhà thầu thi công. Viết nhật ký giám sát và biên bản kiểm tra.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo các quy định hiện hành.
- Nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
- Yêu cầu điều chỉnh khi phát hiện các sai sót về thiết kế.
- Kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình khi có nghi ngờ về chất lượng.
- Phối hợp giải quyết các vướng mắc và phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
2.3.3.2 Triển khai công tác giám sát
Sau khi dự án được phê duyệt và có quyết định phê duyệt nhà thầu tư vấn giám. Nhà
thầu tư vấn giám sát sẽ ra quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ tổ tư vấn giám
sát, tổ tư vấn giám sát lập đề cương tư vấn giám sát trình chủ đầu chấp thuận phê duyệt. Tổ tư vấn giám sát thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Soạn thảo đề cương chi tiết thực hiện nhiệm vụ tư vấn giám sát, lập kế hoạch, tiến độ giám sát thi công và nghiệm thu đến từng công tác xây dựng, báo cáo chủ đầu tư xem
xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế bản thi công.
- Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định.
- Kiểm tra thiết kế tổ chức thi công, phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch tiến độ
- Thẩm tra danh mục vật liệu, thiết bị cùng quy cách và chất lượng mà nhà thầu thi công xây dựng đưa ra trong hợp đồng thi công xây dựng.
- Kiểm tra chất lượng của vật liệu, cấu kiện và thiết bị, kiểm tra thiết bị an toàn phòng
cháy.
- Trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng thi công; nghiệm thu công việc, giai đoạn xây dựng, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình hoàn thành; ký hồ sơ thanh toán.
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Kết quả: Công tác giám sát đối với các dự án bảo trì đã được thực hiện theo đúng các thủ tục của xây dựng cơ bản. Đội ngũ tư vấn giám sát tại hiện trường đã kịp thời hướng dẫn nhà thầu các phát sinh trong quá trình thi công, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Hạn chế: Các dự án liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn, về thủ tục và trình tự giải phóng mặt bằng theo trình tự của các công trình xây dựng cơ bản. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của toàn dự án.