Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 42)

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Việt Nam trong phạm vi từ 22027’ vĩ độ Bắc và 106006’ đến 107021’ kinh độ Đông. Lạng Sơn có địa

giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh như sau:

- Phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng.

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng tây Trung Quốc.

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh.

- Phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Giang.

Lạng Sơn là một tỉnh địa đầu của tổ quốc có 01 cửa khẩu Quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 07 cặp chợ biên giới với nước Trung Quốc. Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài

trên 6.146km, gồm có 07 đoạn tuyến Quốc lộ dài 554km; 23 tuyến đường tỉnh dài

725km; 101 tuyến đường huyện dài 1828km; 127km đường đô thị; 2726km đường xã;

6,2km đường chuyên dùng và trên 278km đường tuần tra biên giới. Tỉnh Lạng Sơn cũng là tỉnh duy nhất có các tuyến quốc lộ quan trọng đi qua tất cả 11 huyện, thành phố nối sang các tỉnh bạn. Công tác xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng,mạng lưới GTVT của tỉnh đã có những cải thiện rõ rệt cả về chất và về lượng, các tuyến đường quốc lộ đã và đang được đầu tư hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi; đường tỉnh đạt cấp V miền núi; hệ thống đường GTNT đã được đầu tư nâng cấp đạt mục tiêu; đã thực hiện xã hội hoá huy động vốn doanh nghiệp xây dựng một số bến, bãi đỗ xe khu vực thành phố và cửa khẩu; khối lượng vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; công tác vận tải quốc tế giữa Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây

(Trung Quốc) đã đạt được những kết quả ban đầu. Trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế Việt - Trung thì Lạng Sơn là một điểm quan trọng nằm trên tuyến

hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2020 cũng xác định trước mắt Lạng Sơn là vùng đệm của tam giác kinh tế phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trong tương lai không xa Lạng Sơn sẽ trở thành 01 cực của tứ giác phát triển: Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Nơi thấp nhất là 20m ở phía nam huyện Hữu Lũng. Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn cao 1541m. Trong đó, những ngọn núi cao dưới 700m chiếm 96,27% diện tích của tỉnh (cao dưới 300m chiếm 27,12%, 300m - 700m chiếm 69,15%) độ cao

700m - 1541m chiếm 3,72% diện tích của tỉnh. Địa hình bị chia cắt nhiều, nhiều núi cao vực sâu ảnh hưởng rất lớn đến xuất đầu tư xây dựng công trình giao thông.

Lạng Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu Đông Bắc Bắc bộ, tuy nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại mang nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, có hai mùa tương đối rõ rệt:

+ Mùa nóng và mưa từ tháng 5đến tháng 9.

+ Mùa lạnh, khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 21,10C (cao nhất 260

-280, thấp nhất 120

-150), lượng mưa trung bình 1348,9mm. Số ngày mưa trung bình trong năm 145,3 ngày/năm; độ ẩm trung bình 81%. Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc. Mật độ lưới sông dao động từ trung bình từ 0,6 đến 1,2 km/km2. Lạng Sơn có 7sông chính, độc lập. Trong đó sông Kỳ Cùng là sông lớn nhất với diện tích lưu vực nội tỉnh 6.532 km2, chiếm 79,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Còn lại các con sông khác chiều dài chảy trên địa bàn Lạng Sơn ngắn, phần chảy trên đất Lạng Sơn thường là thượng nguồn do đó độ dốc lòng sông lớn. Ngoài ra còn có rất nhiều khe suối nhỏ lượng nước ít và thường khô cạn vào mùa đông.

Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)