Với lực lượng con người hạn chế, địa bàn quản lý rộng nên công tác Tuần kiểm đường bộ sẽ không được thường xuyên liên tục. Tỉnh Lạng Sơn với hệ thống đường bộ có tổng chiều dài trên 6.146km, gồm có 7 đoạn tuyến Quốc lộ dài 554km; 23 tuyến đường tỉnh dài 725,30km; 101 tuyến đường huyện dài 1828km; 127km đường đô thị; 2739km đường xã; 6,2km đường chuyên dùng và trên 112,50km đường tuần tra biên giới. Do vậy công tác quản lý theo đúng chế độ của thông tư 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải là chưa đáp ứng được,. Hiện nay các tuyến đường Quốc lộ và Đường tỉnh và đường TTBG do Sở Giao thông vận quản lý đã giao cho lực Tuần Kiểm viên thực hiện quản lý, với các tuyền đường huyện và đường xã là do công chức ở các phòngKinh tế và Hạ tầng đảm nhận.
Kinh phí dành cho công tác quản lý sửa chữa thường xuyên thấp. Do đó chất lượng bảo trì các tuyến đường chưa được nâng cao.Theo Quyết định của Tổng cục đường bộ Việt Nam ủy thác giao cho Sở Giao thông vận tải quản lý các tuyến Quốc lộ và cho phép đấu thầu công tác quản lý sửa chữa thường xuyên trong 3 năm từ tháng 6 năm
2015 đến hết năm 2017 với kinh phí bình quân là 25 triệu/km/năm. Các tuyến đường do tỉnh quản lý được chỉ định thầu theo từng năm bình quân đường tỉnh và đường Tuần tra biên giới là 25 triệu/km/năm; đường huyện là 20 triệu/km/năm; đường xã là 3 triệu/km/năm. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên công tác sửa chữa thường xuyên các tuyến đường còn hạn chế nên một số tuyến đường có mật độ xe lưu thông lớn đã xuống cấp nghiêm trọng.
Năng lực cán bộ không đồng đều, do đó hạn chế thực hiện về nhiệm vụ chuyên môn. Đối với các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh và đường Tuần tra biên giới do Sở Giao thông vận tải quản lý đã giao nhiệm vụ cho các Tuần kiểm viên quản lý theo các nhóm và tuyến theo cụm, nhưng do trình độ năng lực của mỗi cán bộ không giống nhau. Do vậy chất lượng quản lý còn nhiều hạn chế; Các tuyến đường huyện do các Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện quản lý, phân công cán bộ công chức phụ trách các tuyến chỉ
kiêm nhiệm, dẫn đến công tác quản lý chưa được quan tâm sát sao, chỉ đạo xử lý chưa được kịp thời.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động còn thiếu, nên đôi lúc chưa kịp thời trong việc điều động đi công tác hiện trường.Ban quản lý bảo trì đường bộ được thành
lập và hoạt động từ năm 2016, chưa có trụ sở riêng biệt, hệ thống trang bị cho hoạt động kiểm tra trên tuyến còn hạn chế. Đặc biệt là công tác ứng trực bão lụt, các đợt mưa lớn phải đảm bảo giao thông thông suốt, nắm bắt kịp thời các hoạt động trên
tuyến khí xẩy ra sự cố…. Lực lượng Tuần kiểm viên đi kiểm tra trên tuyến bằng phương tiện cá nhân. Do vậy việc có mặt tham gia công tác xử lý ngay tại hiện trường chưa được kịp thời.
Năng lực các nhà thầu thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa thường xuyên chưa đồng đều, thực hiện bằng thủ công là cơ bản, chưa cơ giới hóa để tăng chất lượng và hiệu quả công tác bảo trì đường bộ.Công tác duy tu hiện nay chủ yếu bằng nhân công như công tác cắt cỏ, phát cây, vét rãnh, sơn cọc tiêu, hộ lan và hệ thống an toàn giao thông.
Một số các nhà thầu duy tu các tuyến đường huyện, đường xã là đường đất rất khó khăn, do kinh phí được duyệt cấp cho rất hạn hẹp. Do đó, việc đầu tư máy móc, cơ giới hóa chưa được nâng cao.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã nêu khái quát chung về mạng lưới giao thông vận tải và công tác quản lý duy tu bảo trì các công trình đường bộ, đặc điểm và mô hình quản lý. Phân tích các đặc điểm cụ thể, từng mặt đạt được và chưa đạt được trong quá trình quản lý các dự án duy tu bảo trì đường bộ. Qua đó cho phép đưa ra nhận xét sau đây: Công tác quản lý các dự án duy tu bảo trì đường bộ đã được thực hiện khá tốt trong những năm trở lại đây, giúp cho hệ thống đường xá được ổn định, giao thương hàng hóa được ổn định và phát triển hơn, góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương.
Qua các phân tích đánh giá chung các hoạt động về quản lý bảo trì đường bộ những năm gần đâycho thấy những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tồn tại làm cơ sở đánh giá những thành tựu đã đạt được, và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại đó làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác duy tu,
CHƯƠNG 3.CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN DUY TU BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN