Hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 50)

a) Đặc điểm

Cũng như các tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía bắc của đất nước, mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng tác động rất lớn của địa hình núi rừng và thời tiết. Vì vậy đường đi quanh co, đèo dốc nguy hiểm, đường hẹp, nhiều cầu cống. Mùa mưa đường thường hay bị sạt lở, đi lại hết sức khó khăn nhất là

các vùng cao, vùng sâu.

Hệ thống giao thông vận tải Lạng Sơn hiện nay chủ yếu là giao thông đường bộ và đường sắt. Giao thông vận tải đường sông chưa phát triển vì sông nhiều gềnh thác và nước cạn. Vận tải hàng không chưa có.

b) Tình hình chung

Mạng lưới giao thông vận tải đường bộ ở một tỉnh miền núi, vùng cao như Lạng Sơn được đánh giá rất quan trọng. Nó là huyết mạch giao lưu thuận lợi giữa các vùng đồng bằng, trung du, vùng cao, vùng sâu khu vực biên giới. Hiện nay hệ thống giao thông

đường bộ của tỉnh Lạng Sơn khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý, bao gồm các tuyến đường quốc lộ, tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, và các tuyến đường xã với tổng số 3.657km

đường. Mật độ đường bộ của Lạng Sơn đạt 0,37km/km2 và 4,2km/1000 dân. Hết năm 1998 đã có 100% xã đường ô tô đến trung tâm xã, đến nay có 90,3% số xã (204 xã) có đường ô tô đi lại được 4 mùa.

c) Hệ thống quốc lộ

Lạng Sơn có 7 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ.1A, QL.1B, QL.3B, QL.279, QL.4A, QL.4B và QL.31. Tổng chiều dài quốc lộ: 554 Km. Trong đó:

Bảng 2.1 Các dạng kết cấu mặt đường trên hệ thống đường Quốc lộ năm 2016

STT Kết cấu mặt đường Tổng chiều dài (km) Tỷ lệ (%)

1 Kết cấu mặt đường BTN 334,70 60,42 2 Kết cấu mặt đường láng nhựa 212,0 38,27 3 Kết cấu mặt đường BTXM 7,3Km 1.32 L¸ng nhùa 38,27% BTN 60,42% BTXM 1,32%

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện cácdạng kết cấu mặt đường trên hệ thống quốc lộ, tỉnh Lạng Sơn năm 2016

Tình trạng kỹ thuật: Các tuyến Quốc lộ đạt tiêu chuẩn từ đường cấp V đến cấp III miền núi. Mặt đường đã được cứng hóa 100%,. Các công trình: hệthống thoát nước, an toàn

giao thông, phòng hộ đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh.

Tình hình khai thác:Các tuyến đường đều được thông xe bốn mùa trong năm, tuy nhiên các tuyến QL.3B, QL.31 có nhiều vị trí cầu yếu nên bị hạn chế tải trọng phương tiện.

d) Hệ thống đường tỉnh

Toàn tỉnh hiện có 23tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 725,3km với quy mô đường khác nhau, từ đường đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B đến đường cấp IV miền núi.Tổng chiều dài: 725,3km, trong đó:

Bảng 2.2 Các dạngkết cấu mặtđường trên hệ thống đường tỉnhnăm 2016

STT Kết cấu mặt đường Tổng chiều dài (km) Tỷ lệ (%)

1 Kết cấu mặt đường BTXM, BTN 69,40 9,57 2 Kết cấu mặt đường đá nhựa 498,20 68,69 3 Kết cấu mặt đường cấp phối 33,30 4,59 4 Đường đất 124,40 17,15 Trên hệ thống đường tỉnh có 208 cầu /3257,0m. Có 96 vị trí ngầm, trong đó ngầm tự nhiên 26 vị trí, ngầm tràn kết hợp cầu cống các loại 70/3079,9m.

Bảng 2.3 Phân loại các cầu, ngầm trên hệ thống đường tỉnh năm 2016

STT Loại cầu, ngầm tràn Số lượng

1 Cầu tốt 150 cầu/2386,5m

2 Cầu trung bình 53 cầu/664,4m

3 Cầu xấu yếu 5 cầu/210,1m

4 Ngầm tốt 59 vị trí/3079,9m

5 Ngầm trung bình 11 vị trí/2736,7m

6 Ngầm tự nhiên 26 vị trí

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện các dạng kết cấu mặt đường trên hệ thống đường tỉnh, tỉnh Lạng Sơn năm 2016 BTN 9.57% §Êt 17.15% CÊp phèi 4.59% §¸ nhùa 68.69%

Tình trạng kỹ thuật: Các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn từ đường đường giao thông nông thôn loại B đến đường cấp IV miền núi. Mặtđường đã được nhựa hóa gần 80%,

đường tỉnh chưa có mặt đường còn tương đối cao 21,74% đường đất. Các công trình:

hệ thống thoát nước, an toàn giao thông, phòng hộ đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh.

Tình hình khai thác: Có 13 tuyến đường tỉnh thông xe tốt, đi lại được 4 mùa Có 05 tuyến thông xe được mùa khô, mùa mưa mặt đường lầy lội thông xe kém. Có 05 tuyến chỉ đi lại được trong mùa khô, thường xuyên tắc đường trong mùa mưa.

e) Hệ thống đường huyện

Lạng Sơn có 101 tuyến đường huyện gồm nhiều cấp khác nhau, từ đường GTNT loại B đến đường cấp V miền núi. Tổng chiều dài: 1828km, trong đó:

Bảng 2.4 Các dạng kết cấu mặt đường trên hệ thống đường huyện năm 2016

STT Kết cấu mặt đường Tổng chiều dài (km) Tỷ lệ (%)

1 Kết cấu mặt đường BTXM, BTN 120,10 9,36 2 Kết cấu mặt đường đá nhựa 186,50 14,54 3 Kết cấu mặt đường cấp phối 188,40 14,69

4 Đường đất 787,50 61,40

Trên hệ thống đường huyện có 67 cầu với độ dài 498,8m. Tổng số có 99 vị trí ngầm, ngầm tự nhiên 35 vị trí, ngầm đá xây 64/2559,6m

Bảng 2.5 Phân loại các cầu, ngầm tràn trên hệ thống đường huyện năm 2016

STT Loại cầu, ngầm tràn Số lượng

1 Cầu tốt 52 cầu/384,2m

2 Cầu trung bình 13 cầu/98,4m

3 Cầu xấu yếu 2 cầu/16,2m 4 Ngầm tốt 36 vị trí/1829,6m 5 Ngầm trung bình 27 vị trí/630m 6 Ngầm xấu 1 vị trí/100m 7 Ngầm tự nhiên 35 vị trí

§Êt 61.40% CÊp phèi 14.69% L¸ng nhùa 14.54% BTN 9.36%

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện các dạng kết cấu mặt đường trên hệ thống đường huyện, tỉnh Lạng Sơn năm 2016

Hiện trạng đánh giá chung theo từng huyện như sau:

Huyện Tràng Định: Có 11 tuyến, chiều dài 157,0km. Tuyến đường ĐH.01 mới được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp VI, hoàn chỉnh xong năm 2009. Các tuyến

khác đường đất mùa mưa đi lại khó khăn. Có 3 tuyến chỉ thông xe được khi không có mưa lũ.

Huyện Văn Lãng: 11 tuyến, chiều dài 127,20km. Có 05 tuyến được đầu tư mặt đường đá nhựa dài 30,70Km, thông xe tốt, còn lại là đường đất mùa mưa đi lại khó khăn. Có

2 tuyến chỉ thông xe được khi không có mưa lũ.

Huyện Cao Lộc: 11 tuyến, chiều dài 146,90km. Tuyến đường ĐH.20 và ĐH.27 mới được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp VI, hoàn chỉnh xong năm 2010. Có 02 tuyến được đầu tư mặt đường đá nhựa dài 24,50Km, thông xetốt, còn lại là đường đất mùa mưa đi lại khó khăn. Có 4 tuyến chỉ thông xe được khi không có mưa lũ.

Huyện Lộc Bình: 8 tuyến, chiều dài 134,0km. Còn 2 tuyến chỉ thông xe được khi không có mưa lũ. Các tuyến khác đường đất mùa mưa đi lại khó khăn.

Huyện Đình Lập: 9 tuyến, chiều dài 137,20km. Còn 2 tuyến chỉ thông xe được khi không có mưa lũ. Các tuyến khác đường đất mùa mưa đi lại khó khăn.

Huyện Văn Quan: 12 tuyến, chiều dài 139,20km. Còn 4 tuyến chỉ thông xe được khi không có mưa lũ. Các tuyến khác đường đất mùa mưa đi lại khó khăn.

Huyện Bình Gia:6 tuyến, chiều dài 87,80km. Cả 6 tuyến là đường đất đi lại khó khăn, chỉ thông xe được khi không có mưa lũ.

Huyện Bắc Sơn: 9 tuyến, chiều dài 119,80km. Tuyến ĐH.75 Đồng ý – Vạn Thuỷ mới được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp VI, hoàn chỉnh xong năm 2009, nâng tổng số đường có kết cấu mặt là 56,50Km, thông xe tốt. Còn lại là các tuyến đường đất, đi lại khó khăn.

Huyện Chi Lăng: 13 tuyến, chiều dài 118,60km. Có 02 tuyến được đầu tư mặt đường đá nhựa dài 8,0Km, thông xe tốt, còn lại là đường đất mùa mưa đi lại khó khăn. Có 3 tuyến chỉ thông xe được khi không có mưa lũ.

Huyện Hữu Lũng: 9 tuyến, chiều dài 105,70km. Còn tuyến Phố Vị - Hoà Thắng chỉ thông xe được khi không có mưa lũ. Các tuyến khác đường đất mùa mưa đi lại khó khăn.

f). Hệ thống đường đô thị

Tổng số có 126,5 km đường đô thị; trong đó 53,5km là đường trong các thị trấn thuộc huyện, 73km là đường đô thị trong thành phố. Kết cấu mặt chủ yếu là mặt BTN, BTXM và đá nhựa. Đường đô thị chủ yếu là các tuyến phố cũ, ngắn, hình thành từ lâu và chưa được đầu tư đồng bộ. Đến hết năm 2010 đã thực hiện cải tạo nâng cấp một số tuyến đô thị thành phố Lạng Sơn : dự án đường Bà Triệu, đường Trần Đăng Ninh; các trục đường nội bộ Khu đô thị Phú Lộc, khu đô thị nam Hoàng Đồng; khu đô thị nam Nguyễn Đình Chiểu và các khu tái định cư...; đầu tư xây dựng hệ thống điểu khiển giao thông tại các điểm giao cắt trong thành phố.

g) Hệ thống đường GTNT

Mạng lưới đường GTNT gồm đường xã, thôn, bản, ngõ xóm là các đường nối từ trung

tâm xã đến các thôn, bản, đường liên thôn, đường nội thôn, đường ra cánh đồng… Trong 5 năm đã mở mới thêm 1055km đường thôn, bản, ngõ xóm, xây dựng thêm

726,27km mặt đường các loại. Cho đến nay có tổng số 4.403km GTNT hầu hết đang ở quy mô, cấp hạng thấp (chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT), bề rộng nền đường trong khoảng từ 2m đến 5m, chỉ đáp ứng cho xe hạng nhẹ, xe thô sơ đi lại. Trong số

4.403km đường xã, thôn mới có 1.356km đã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng, chiếm tỷ lệ 30,8%; có 33km được rải mặt cấp phối, chiếm tỷ lệ 0,75%; còn lại 3.014km là đường đất(chưa được rải mặt), chiếm tỷ lệ 68,45%.

Hiện nay có 20.77/2.211 thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn. Trong đó có 1.284

thôn có đường ô tô đi lại được 4 mùa (Chiếm 58,1%); 743 thôn có đường ô tô không đi lại được 4 mùa, đặc biệt còn có 184 thôn chưa có đường ô tô đến trung tâm thôn

(8,32% thôn).

h) Hệ thống đường biên giới

Đường hành lang biên giới:

Trùng với hệ thống đường vành đai 1 là QL.4, qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn có QL.4A và

QL.4B, khoảng cách đến biên giới nhỏ hơn 20km.

Đường tuần tra biên giới:

Đường TTBG trên toàn tỉnh có tổng chiều dài 112,50km chạy dọc theo biên giới, có khoảng cách tới đường biên nhỏ hơn 1000m. Điểm đầu nối với tuyến hành lang biên giới tỉnh Cao Bằng tại Canh Pèn(xã Quốc Khánh-Tràng Định) đi qua các thôn bản Pò Trà, Long Thịnh, Pò Lạ, Bản Pùng, Bản Bau (huyện Tràng Định), Nà Tồng, Na Hình, Nà Vạc, Bản Thảu (Văn Lãng) - đi chung Quốc lộ 4A từ Pác Luống đến Đồng Đăng và đi chung Quốc lộ 1A từ Đồng Đăng đến Hữu Nghị - qua Mẫu Sơn, Chi Ma, Tú Mịch (Lộc Bình) qua Bản Chắt, Bản Mạ, Mốc 62Đ (Đình Lập) và nối với đường hành lang biên giới tỉnh Quảng Ninh.

Hiện trạng: Đã và đang xây dựng 05 đoạn tuyến, chiều dài 125,0 nền đường rộng 5.5m mặt đường BTXM, các công trình trên tuyến xây dựng hoàn chỉnh. Các đoạn còn lại là nền đường đất rộng 0.6-2.0m chưa được đầu tư xây dựng.

Đường ngang nối lên đường tuần tra biên giới:

Tổng chiều dài tuyến: 184,3km, bao gồm 40 tuyến.

Hiện trạng: Cơ bản là tuyến mở mới, được nối từ các bản biên giới, khu dân cư biên giới, đồn Biên phòng và từ đường hành lang, đường ra biên giới để nối vào đường

TTBG. Hiện trạng tuyến phần lớn là nhỏ hẹp, chưa có mặt đường, lầy lội, đi lại rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý dự án duy tu bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)