thắng
- Đối với công tác quản lý tài nguyên du lịch
+ Một là Phải tổ ch c đánh giá tiềm năng du lịch một cách khoa học, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách khai thác tiềm năng du lịch và thúc đẩy du lịch phát triển. Khai thác tiềm năng du lịch không thể có hiệu quả bền vững nếu thiếu quy hoach và kế hoạch thực hiện quy hoạch du lịch. Công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững.
+ Hailà: Quản lý đảm bảo “môi trường du lịch hoàn hảo”
* Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, nước, viễn thông thuận tiện, hạn chế tối đa việc phát triển, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có thể gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường của khu, điểm du lịch.
* Đảm bảo an ninh trật tự tương đối tốt từ chống chèo kéo, bắt chẹt, cướp giật…đến hạn chế tối đa việc bán hàng rong bằng nhiều biện pháp, điển hình như đặt các biển cấm trong thành phố với tần suất khoảng 300m – 500m/biển…
* Tích cực quản lý việc ô nhiễm nguồn nước; quản lý việc ô nhiễm không khí từ chất phát thải của các phương tiện giao thông và các thiết bị; Xác định sức chứa của điểm du lịch tránh gây tác hại đến môi trường sinh thái; quản lý sự tiêu thụ quá mức các tài nguyên và quản lý chất thải; đồng thời duy trì tính đa dạng văn hóa, khai thác gắn liền với bảo tồn. Cộng đồng và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua các phong trào phủ xanh nhiều tuyến đường; khu đất trống không đảm bảo vệ sinh môi trường được thay thế bằng những khu vườn dạo xanh mát, sạch sẽ.
* Phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, y tế…; cung cấp các dịch vụ công cộng như vệ sinh môi trường, trang trí đường phố, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý, niêm yết giá…để phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.
* Cộng đồng dân cư được nâng cao nhận thức về văn minh du lịch và tạo ấn tượng đẹp với du khách trong nước và quốc tế thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền quảng bá, ban hành bộ quy tắc ứng xử trong du lịch quy định đối với các tổ chức, cá nhân và ngành hoạt động, liên quan đến du lịch phải tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục tập quán địa phương, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, tuân thủ những quy định tại từng điểm tham quan. Bên cạnh đó, yêu cầu du khách khi đến tham quan phải tôn trọng truyền thống văn hóa, có ý thức giữ gìn, không gây ồn ào, mất trật tự hoặc nói chuyện quá lớn làm ảnh hưởng đến người xung quanh; không hái hoa, bẻ cành; tiết kiệm điện, nước, bảo quản các đồ dùng khi sử dụng các dịch vụ…
- Đối với công tác khai thác tài nguyên du lịch
+ Một là: “Đặc biệt h a” ản phẩm du lịch, độc đáo, c t nh duy nhất, c t nh cạnh tranh cao, hấp dẫn với du khách dù nền tảng tài nguyên chưa thực sự có tỷ lệ giá trị cao nhất trong sản phẩm. Nhưng sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch, năng cạnh tranh phụ thuộc vào chính những thứ mà địa phưong đã và đang có. Sản phẩm, dịch vụ du lịch phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách. Biểu hiện rõ nhất ở chỗ khi đi đến một địa điểm, du khách thường chỉ biết chụp ảnh và ngắm cảnh, hoàn toàn không biết nơi đến “nó là cái gì, tại sao phải đến”. Do đó, khi thiết kế sản phẩm, không nên làm chương trình theo kiểu liệt kê những địa điểm cần đi, kể tên những chỗ ngủ và các món ăn. Mặt khác, sản phẩm du lịch chỉ thực sự hút khách khi khách hàng được trải nghiệm dịch vụ.
+ Hai là đầu tư thỏa đáng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Cần có chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm như chính sách cho thuê đất, đặc biệt là giao thông, hạ tầng kỹ thuật dịch vụ điểm đến.
+ Ba là khai thác tiềm năng du lịch địa phương cần phải tăng cưòng công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch, giải quyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề về xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.