Đánh giá hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 58)

Điều tra, xác định giá trị tài nguyên du lịch hu danh thắng

Bước 1: Thiết kế bảng hỏi; phát hành 330 phiếu, thu về 302 phiếu (Mẫu tại Phụ lục). + Bảng hỏi bao gồm 4 phần chính sau:

Thông tin về cá nhân như: giới tính, tuổi, thu nhập, trình độ học vấn. Những thông tin này sẽ giúp ta nắm bắt được tâm lý của du khách và xây dựng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đường cầu du lịch. Chi phí cho chuyến đi của du khách đến với Khu danh thắng: Chi phí mà khách phải trả trong Khu danh thắng; Phương tiện đi lại; Nơi đến để ước lượng chi phí đi lại và chi phí cơ hội về thời gian.

Bước 2: Phân tích dữ liệu

+ Các đặc điểm kinh tế xã hội của du khách

Phần lớn khách đến khu du lịch Khu danh thắng chủ yếu là khách trong nước, đặc biệt khách nội tỉnh chiếm 55%, khách nước ngoài không đáng kể. Phân tích các nhân tố kinh tế xã hội của du khách bằng hàm Descriptive Analysis trong Excel cho kết quả trong bảng 3 sau:

Bảng 2.3: Đặc điểm của du khách tới Khu danh thắng

Giá trị thống kê Tuổi Nam=0, Nữ=1 Giới t nh Trình độ học vấn quân (USD/năm) Thu nhập bình

Trung bình 33 0.45 12.4 14.389 Trung vị 36 0 16 1.450 Thấp nhất 22 0 11 760 Cao nhất 65 1 16 4.100 số quan sát 302 302 302 302 Độ tin cậy 1.6 0.2 0.26 140

Trong 302 khách du lịch trả lời phỏng vấn thì 57% là nữ giới, 43% là nam giới. Độ tuổi trung bình của khách ở đây nhìn chung tập trung ở lứa tuổi từ 25-40 tuổi, hơn 50% số du khách được phỏng vấn có trình độ đại học và trên đại học. Mức thu nhập trung bình cũng khoảng 35 triệu đồng/ tháng.

Hoạt động ưa thích nhất của du khách là ngắm cảnh trong lòng động Nhị Thanh, Tam Thanh, Núi Tô Thị và Thành Nhà Mạc; tham gia hoạt động chiêm bái, tìm hiểu văn hóa tâm linh; trải nghiệm tâm linh; tham gia lễ hội…

Bảng 2.4: Hoạt động ưa thích của khách tới Khu danh thắng

Hoạt động ưa th ch T n ố Ph n trăm

Ngắm cảnh 130 43%

Chiêm bái, tìm hiểu văn hóa tâm linh 52 17%

Trải nghiệm tâm linh 40 14%

Tham gia lễ hội 82 28%

Các hoạt động trên 8 3%

Tổng 302 100%

+ Đánh giá về chất lượng cảnh quan và môi trường Khu danh thắng

Trong quá trình được phỏng vấn, phần lớn khách du lịch tỏ ra hài lòng với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hoạt động trải nghiệm, nhưng cũng không ít người than phiền về đường xá, dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của du khách, đội ngũ hướng dẫn viên chưa chuyên nghiệp….

Về chất lượng môi trường nước tại suối Ngọc Tuyền đang phải đối mặt với nguy cơ rác thải do du khách xả xuống như bao nilon, các lon, vỏ hộp đựng thực phẩm…Ngoài ra đang bị ô nhiễm từ đầu nguồn thải xuống. Trong khi đó chưa có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này.

Qua hình trên cho ta thấy, điều khiến du khách phiền lòng nhất là dịch vụ du lịch, tiếp đến là cơ sở hạ tầng, sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

+ Số ngày lưu trú và các chi phí của khách du lịch

Khu danh thắng Nhị Tam Thanh không có dịch vụ nghỉ lại qua đêm, mặt khác lại nằm trong trung tâm thành phố Lạng Sơn thuận tiện đường đi lại nên du khách thường đi về trong ngày hoặc tiếp tục tour du lịch và Khu danh thắng chỉ là điểm dừng chân của họ. Chi phí du lịch của mỗi du khách phụ thuộc rất nhiều vào việc du khách có nghỉ tại điểm du lịch hay không. Chi phí cho một chuyến đi đến Khu danh thắng chỉ bao gồm chi phí đi lại (chi phí đi từ nơi xuất phát tới Khu danh thắng và chi phí cho vé tham quan), chi phí cho hướng dẫn viên. Sau đây là bảng phân tích số ngày lưu trú cũng như chi phí cho một chuyến đi:

Bảng 2.5: Số ngày lưu trú và chi phí cho chuyến đi du lịch của du khách

Giá trị thống kê Số ngày lưu trú (ngày) Chi ph (đồng/người)

Trung bình 0.85 190.000

Thấp nhất 1 100.000

Cao nhất 3 300.000

số quan sát 302 302

Độ tin cậy 0.06 15.577

Kết quả phân tích cho thấy chi phí trung bình của một du khách tới Khu danh thắng là 190.000 và chi phí này dao động trong khoảng 160.000 đến 460.000 đồng, so với các khu du lịch khác cũng tương đối thấp.

+ Mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc duy trì, cải tạo và bảo vệ cảnh quan: Hầu hết khi được hỏi phỏng vấn thì 302 du khách đều đánh giá rất cao sự độc đáo về cảnh quan thiên nhiên tại Khu danh thắng và cho rằng ở miền bắc khó tìm được khu du lịch khác có thể thay thế được. Khi được hỏi phỏng vấn về mức giá vé vào cửa tại Khu danh thắng, rất nhiều du khách cho rằng mức phí vào cửa hiện tại là 20.000 đồng là hợp lý. Cũng không ít người cho rằng mức đó còn rất thấp so với giá vé của một số điểm khác như vào Khu du lịch Tây Thiên, Vĩnh Phúc là 260.000 đồng; Khu du lịch Tây Yên Tử, Bức Giang là 250.000 đồng,…

Bảng 2.6: Phân vùng khách du lịch tới Khu danh thắng Vùng hoảng cách (km) Các tỉnh thành phố Dân ố trư ng thành của vùng (nghìn người) Pi

1 50 Một số huyện của tỉnh Lạng Sơn 488,82

2 50-100 Những huyện của Cao Bằng, Bắc Giang, TháiNguyên 2.479,57 3 100-200 Tỉnh Bắc Ninh, Bắc Kạn, Quảng Ninh 2.578,50

4 200-300 Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên 8.761,30

5 Trên 300 Ninh Binh, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng 4.876,61

Nguồn: số liệu tính toán từ điều tra mẫu và niên giám thống kê năm 2016.

+ Tỉ lệ khách du lịch so với dân số của vùng

Tỷ lệ du khách/1000 người dân của vùng được tính bằng cách chia số lượng du khách của vùng đó cho tổng số của vùng. Để đơn giản trong những tính toán sau này, tổng dân số trong vùng thường được lấy bằng đơn vị nghìn người. Trong nghiên cứu lượng giá giá trị cảnh quan bằng phương pháp chi phí du lịch thì tổng số dân vùng thường được giới hạn bằng số lượng dân số trưởng thành là những người từ 16 tuổi trở lên, bởi theo thống kê thì khách du lịch chủ yếu là những người đã trưởng thành. Tổng dân số trưởng thành của một vùng có thể được lấy bằng cách lấy cộng tổng dân số trưởng thành các huyện hoặc tỉnh làm ranh giới của vùng với nhau. Số liệu liên quan tới số lượng dân số trưởng thành là số liệu thống kê của nhà nước đã được xuất bản và có giá trị sử dụng trên toàn quốc.

Bảng 2.7: Tỷ lệ khách du lịch theo vùng tại Khu danh thắng

Vùng Số lượng khách (người/năm) Tổng dân ố trư ng thành của vùng (1000 người) Tỉ lệ khách du lịch/1000 người dân trư ng thành(‰)

VRi = (Vi/Pi) x 1.000 1 58.247 488,82 119,15 2 190.338 2.479,57 76,76 3 43.996 2.578,50 17,0 4 34.867 8.761,30 3,97 5 5.705 4.876,61 1,16

+ Ước lượng chi ph du lịch P = c + f + n + t + l

Như vậy, theo phần cơ sở lý luận ta có thể thấy toàn bộ chi phí của chuyến đi bao gồm 5 thành tố cơ bản: vé vào cổng, chi phí ăn uống, chi phí nghỉ ngơi, chi phí thời gian, chi phí đi lại. Trên thực tế, tổng chi phí du lịch còn có thể bao gồm cả những chi phí thuê hướng dẫn viên du lịch, chi phí mua sắm đồ lưu niệm, hàng hoá. Song, chúng ta bỏ qua những chi phí này vì hầu hết khách đến đây là để thăm quan và nghỉ ngơi, hơn nữa các dịch vụ tại Khu danh thắng không có, đồ lưu niệm không phong phú. Năm chi phí cơ bản trên sẽ được diễn giải như sau:

Ước lượng chi ph đi lại ( l )

Nghiên cứu tại Khu danh thắng cho thấy khách du lịch từ vùng 1, 2 cũng thường sử dụng xe máy còn du khách du lịch từ các vùng còn lại sử dụng ô tô. Nếu du khách sử dụng xe máy tới điểm đến thì chi phí là 3.500 đồng/người/km. Nếu du khách thuê xe từ 4-6 chỗ thì chi phí là 6.000 đồng/người/km. Chi phí di chuyển bằng ô tô của du khách từ mỗi vùng hoàn toàn có thể ước lượng được dựa vào kết quả phân tích số lượng người trong mỗi nhóm. Chi phí đi từ nhà tới điểm đến của du khách ở từng vùng như sau:

Bảng 2.8: Ước lượng chi phí đi lại từ nhà đến Khu danh thắng của du khách

Vùng Chi ph (đồng/người) 1 30.000 2 40.000 3 60.000 4 100.000 5 190.000

Nguồn: Theo số liệu điều tra mẫu.

Ước lượng chi ph về thời gian ( t )

Ước lượng chi phí thời gian cho khách du lịch đến từ mỗi vùng là tương đối phức tạp bởi vì chi phí này phụ thuộc vào cơ hội, ngành nghề, thu nhập trung bình của các cá

nhân và thời gian dành cho chuyến du lịch của họ. Vì vậy, để cho đơn giản, đề tài nghiên cứu đã chọn cách ước lượng chi phí thời gian bằng cách dựa vào ngày công lao động trung bình của từng vùng. Theo số liệu thống kê Cục Thống kê thì trong năm 2016, mức lương trung bình tại thành thị là 1.250.000 đồng/người/tháng. Theo các bảng phỏng vấn thì phần lớn khách du lịch tới khu du lịch là khách tại thành thị, vì vậy có thể dùng mức lương trên để ước lượng chi phí thời gian cho khách du lịch từng vùng.

Tại các vùng 1, 2 khách du lịch thường đi về trong ngày, còn du khách từ vùng khác thường chỉ ở lại đây tử 4 - 5 tiếng rồi tiếp tục đến các khu du lịch khác trong thành phố. Kết quả ước lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9: Ước lượng chi phí thời gian của du khách ở mỗi vùng

Vùng Chi ph ( đồng/người) 1 35.000 2 38.000 3 43.000 4 48.000 5 52.000

Nguồn: theo điều tra mẫu

Ước lượng chi ph vào cửa (c) 0 000 đồng

Ước lượng chi ph ăn uống Theo điều tra phỏng vấn thì chi phí này chỉ trong khoảng 15.000-20.000 đồng/người.

Ước lượng chi ph nghỉ ngơi Trung bình là 190.000 đồng/người.

Chi ph thời gian Trung bình 38.000 đồng/người.

Chi ph đi lại 60.000 đồng/người.

Tổng chi ph : P = c + f + n + t + l = 20.000+20.000+190.000+38.000+60.000 = 3 8 000 đồng/người

Bảng 2.10: Ước lượng tổng chi phí du lịch của khách du lịch theo vùng Vùng Tổng chi ph (đồng/người) 1 157.000 2 188.000 3 300.000 4 370.000 5 405.000

Nguồn: theo số liệu điều tra mẫu

Hồi quy tương quan giữa chi ph và ố lượng khách du lịch

Sau khi xác định được chi phí của du khách và tỉ lệ khách du lịch trên 1.000 dân cư, nghiên cứu tiến hành xây dựng mối tương quan giữa 2 nhân tố này. Coi biến tổng chi phí (TC) là biến phụ thuộc và biến tỷ lệ khách du lịch trên 1.000 dân cư trưởng thành (VR) là biến độc lập. Hai biến này được phân tích theo nhiều dạng khác nhau để tìm được dạng hồi quy phù hợp nhất. Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Phân tích hồi quy tương quan dạng đường thẳng VR2= a + b(TC):

Phân t ch hồi quy (độ tin cậy 9 %)

R 0,988

R2 0,970

Hệ số điều chỉnh R2

0,955

Sai số tiêu chuẩn 1,131

Số quan sát 5

Hệ số Sai số tiêu chuẩn t Stat P-value

Hằng số 31,3595 2,9103 10,7789 0,0018

Chi phí du lịch -0.0002 0,000 -9,3446 0,026 Hàm tương quan có dạng như sau: VR=31,3595 – 0,0155 TC với R2

=0,970 chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa số lượng khách du lịch với tổng chi phí du lịch cho một chuyến đi. P–value =0,0018 chứng tỏ mối quan hệ trên là có ý nghĩa. Phân tích hồi quy

dạng loga thứ cấp: ln(VR) = a+b(TC) và xác định hàm hồi quy loga có dạng: VR= 6,9 - 0,0004308 TC.

Hệ ố Sai ố tiêu chuẩn t Stat P-value

Hằng số 6.900188138 1.446297208 4.759145 0.018426 Chi phí du lịch -4.30912E-05 9.31741E-06 -4.62479 0.019168

R2 0.878

Xây dựng đường cầu du lịch cho Khu danh thắng:Đường cầu du lịch của một điểm du lịch là sự thể hiện bằng hình ảnh mối quan hệ giữa chi phí du lịch và số lượng khách du lịch sẽ tới điểm đó. Dựa vào đường cầu du lịch ta sẽ dự đoán được sự thay đổi về số lượng khách du lịch có sự biến động về mặt giá cả của những mặt hàng có liên quan tới chi phí du lịch của du khách.

60.000 TC 50.000 40.000 30.000 y = -42.501x+5.406.766 20.000 R2=0,923 10.000 10 20 30 40 50 60 VR

Hình 2.4: Đường cầu du lịch tại Khu danh thắng

Trong phương pháp tiếp cận theo vùng thì giá trị cảnh quan được tính bằng thặng dư tiêu dùng hàng năm của khách du lịch đến từ các vùng du lịch. Theo hình trên thì phần thặng dư đó chính là diện tích tam giác tạo bởi đường cầu xây dựng và trục tung, trục hoành.

Ước lượng giá trị cảnh quan của khu du lịch

Từ phương trình tương quan: TC=-42.501VR+5.406.766 Cho VR=0, ta có TC=5.406.766

Cho TC=0, ta có VR=35,378

Diện tích tam giác tạo bởi trục tung, trục hoành và đường cầu du lịch được tính như sau:

S=1/2(5.406.766-0) x (34,378-0)x1.000= 92.936.900.000

Như vậy ước tính giá trị giải trí cảnh quan Khu danh thắng là 92.936.900.000 đồng/năm và mức phí vào cửa hợp lý là 92.936.900.000/301.608 = 303.000 đồng Phân tích mức sẵn lòng chi trả

Mức sẵn lòng chi trả của du khách tại Khu danh thắng hiện nay là 20.000 đ/người.Qua tính toán nêu trên, mức sẵn sàng chi trả của du khách cao gấn 15 lần so với giá vé hiện nay. Đạt 300.000 đồng/người.

Đối chiếu với số lượng khách du lịch đến Khu danh thắng năm 2018 là 301.608 người thì tổng giá trị cảnh quan Khu danh thắng/năm là:

300.000 x 301.608 = 90.482.400.000 đồng.

Trong khi đó, kết thức năm 2018, tổng doanh thu của Khu danh thắng chỉ đạt 3.975.000.000 đồng, chỉ bằng 4.39% giá trị công suất tối đa có thể mang lại.

2.3 Đánh giá chung về quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại hu danh thắng Nhị Tam Thanh

2.3.1 Kết quả đạt được

Công tác quản lý Khu danh thắng luôn có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp của các phòng nghiệp vụ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tạo điều kiện cho khu di tích hoạt động có hiệu quả. UBND thành phố đã tích cực, chủ động trong việc chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy hiệu quả giá trị của di tích.

Việc thu phí, lệ phí đã đáp ứng nhu cầu hoạt động tại chỗ, hỗ trợ trùng tu tôn tạo, sửa chữa nhỏ tại di tích, an ninh trật tự, góp phần đem lại nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, dịch vụ cho nhân dân xung quanh.

Đã tiến hành phỏng vấn bằng điện thoại đến lãnh đạo các sở ngành là thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn, Ban Quản lý di tích và được sự thống nhất cao về việc cần chuyển đổi mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý di tích cho doanh nghiệp cổ phần quản lý và khai thác Khu danh thắng. Nội dung này đã được cụ thể hóa trong Quyết định số 63/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn[7].

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại

- Tồn tại

+ Tài nguyên du lịch của Khu danh thắng chưa được tỉnh Lạng Sơn tổ chức đánh giá giá trị kinh tế, giá trị nhân văn theo quy định.

+ Tổ chức không gian tại Khu danh thắng chưa hợp lý; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nâng cấp phát triển, thiếu đồng bộ, thiếu công trình quy mô lớn, nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp,… nên hiệu quả khai thác chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)