Trong công tác quy hoạch và quản lý quy họach, mục tiêu thực hiện Đề án phát triển Khu danh thắng; Trong cơ chế khuyến khích đầu tư, các nguồn đầu tư vào Khu danh thắng; công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; tổ chức bộ máy quản lý
- Quy hoạch và quản lý quy hoạch[8],[9]
+ Bố cục không gian kiến trúc, tuyến tham quan du lịch toàn khu:
Toàn bộ khu vực với 3 không gian có chức năng riêng biệt, nhưng được xâu chuỗi thành 1 tuyến tham quan liền mạch, không bị lặp lại, chồng chéo lên nhau. Bắt đầu tuyến tham quan từ chùa Tam Giáo và động Nhị Thanh, ra cửa sau của động Nhị Thanh tới đường Ngô Thì Sỹ, khoảng 500m tới động Tam Thanh, tại cửa sau của động Tam Thanh sẽ tới khu trung tâm văn hoá ẩm thực, tới khu nhà văn hoá giới thiệu các nét văn hoá sinh hoạt, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đến các khu nhà ở mang kiến trúc đặc trưng của mỗi dân tộc.
+ Bố cục các không gian khu vực trung tâm, các tuyến, điểm nhấn:
* Khu vực quảng trường lễ hội được đặt ở vị trí trung tâm, phía trước Ban quản lý di tích, và bãi đỗ xe hiện nay, được chuyển về phía góc đường Tam Thanh và đường quy hoạch mới 11,5m ngăn cách giữa khu dân cư và khu công viên văn hoá. Đây là không gian mở dành cho các dịp lễ hội, tập trung đông người.
* Các công trình kiến trúc như khu vực nhà hàng, khu nhà văn hoá, khu làng dân tộc được bố trí bao quanh quảng trường chính, tạo thành khoảng đóng.
* Tuyến mặt nước là suối Ngọc Tuyền hiện trạng được thiết kế cải tạo để mang lại sự phong phú đa dạng cho cảnh quan thiên nhiên.
* Trục đường đi bộ từ đoạn cửa sau động Nhị Thanh đến động Tam Thanh được tổ chức kết hợp giữa một bên là khu cửa hàng dịch vụ cao cấp, một bên là tuyến cây xanh cảnh quan với những cây cầu đá bắc qua suối tạo thành các điểm nhấn cho không gian. * Đối với khu vực núi Tô Thị và Thành Nhà Mạc, là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Trên nền khuôn viên cây xanh thảm cỏ đã được xây dựng, cần bổ sung thêm các tuyến đường dạo và công trình vui chơi giải trí với lối kiến trúc nhẹ nhàng, hiện đại.
Mặc dù quy hoạch khá mạch lạc, khoa học nhưng đến nay do không có kinh phí đầu tư, giải phóng mặt bằng các hộ dân trong vùng I vùng II của di tích gốc, do đó hầu hết các hạng đều chưa được khởi công thi công theo quy hoạch và Đề án được phê duyệt, đất của toàn Khu danh thắng cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Đất của Khu danh thắng tiếp tục bị lấn chiếm, khó thu hồi.
Khu vực II của Khu danh thắng, kết nối giữa cửa sau động Nhị Thanh đến cửa trước động Tam Thanh có diện tích khoảng 21.000m2. Theo quy hoạch là tổ chức hình thành công viên trung tâm phục vụ các hoạt động là nơi tổ chức các hoạt động như cắm trại, sự kiện ngoài trời,… Tuy nhiên, do không có nguồn lực đầu tư, khu vực này hiện vẫn bỏ không, cỏ dại mọc, không canh tác được, trong khí đó toàn bộ Khu danh thắng chưa có không gian nghỉ giữa các vị trí, điểm tham quan.
- Đề án phát triển Du lịch - Văn h a khu di t ch Nhị, Tam Thanh và Thành Nhà Mạc giai đoạn 2011 - 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1082/QĐ- UBND ngày 08/7/2011 với những nội dung cơ bản như sau:
+ M c tiêu: Phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị sinh thái hang động và danh lam thắng cảnh của tỉnh để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Lạng Sơn, thu hút khách du lịch góp phần phát triển thành phố Lạng Sơn thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành cơ bản việc đầu tư hạ tầng gồm: cải tạo hệ thống giao thông trong khu di tích; hệ thống cấp, thoát nước, mạng lưới điện, tôn tạo các di tích trong hang động; trồng cây xanh lưu niệm, vườn hoa cảnh quan, thảm cỏ và đặc biệt xử lý tốt vấn đề môi trường; quảng bá, xây dựng hình ảnh và hệ thống thương hiệu của du lịch Lạng Sơn, thể hiện được sự đặc trưng và tính hấp dẫn cao.
+ Nội dung thực hiện
* Tôn tạo tu bổ di tích gốc. Tổng mức đầu tư: 20 tỷ đồng. * Dự án bảo vệ môi trường.
(1) Triển khai tôn tạo suối Ngọc Tuyền, khắc phục ô nhiễm môi trường bằng các giải pháp thích hợp đảm bảo ngăn nước bẩn từ cống, rãnh chảy vào hang động; tạo dòng chẩy liên tục không để rác, bùn lắng đọng trong hang động.
Tổng mức đầu tư : 40 tỷ đồng.
(2) Trồng cây xanh tạo cảnh quan bóng mát, hoa, thảm cỏ trong khu vực. Tổng mức đầu tư: 20 tỷ đồng.
* Dự án kết cấu hạ tầng chung.
(1) Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong toàn bộ khu vực hang động, có thể đặc tả một số tiểu cảnh bằng một số loại đèn đặc biệt. Tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng.
(2) Cải tạo trục giao thông trong khu di tích: gồm các đường từ động Nhị Thanh sang Tam Thanh và sang các khu vực núi Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc. Đây sẽ là tuyến giao thông liên kết chặt chẽ khu vực hang động. Tổng mức đầu tư: 20 tỷ đồng.
* Phát triển các sản phẩm, dịch vụ: Tổng mức đầu tư: 60 tỷ đồng. * Phát triển nguồn nhân lực : Tổng mức đầu tư: 20 tỷ đồng. + ết quả đạt được
Đề án có quy mô đầu tư 200 tỷ đồng, tuy nhiên từ năm 2011 đến nay chưa có nhà đầu tư nào quan tâm, kinh phí từ ngân sách nhà nước cũng rất hạn chế, chủ yếu dùng nguồn từ nguồn thu phí tham quan để đầu tư lại, mỗi năm khoảng 500 triệu đồng: Kinh phí này chỉ đủ chi phí chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết, không có kinh phí để tôn tạo để tạo ra cảnh quan đẹp, hình thành sản phẩm có tính độc đáo, duy nhất, cạnh tranh cao, chưa giải quyết được nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật là nhiệm vụ đầu tư của nhà nước, do đó không thu hút, hấp dẫn được nhà đầu tư quan tâm. Các hạng mục được quy hoạch cũng không triển khai thực hiện được theo kế hoạch.
Đã tiến hành phỏng vấn bằng điện thoại với các nhà quản lý (Giám đốc các sở, ban, ngành của UBND tỉnh là thành viên UBND tỉnh - 24 người; phỏng vấn lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn và phường Tamm Thanh - 10 người), kết quả 100% đánh
giá công tác quản lý hiện nay không hiệu quả, cần chuyển giao, đấu thầu doanh nghiệp đầu tư, quản lý khai thác như các tỉnh, thành phố khác đã thực hiện[47].
- Trong cung ng dịch v tài ch nh ngân hàng
Hiện trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngân hàng thương mại như Vietinbank, BIDV, SACOM bank, HD bank,... hoạt động khá hiệu quả, các hình thức cho vay dự án, vay đầu tư và nhất là khuyến khích cho vay trong lĩnh vực dịch vụ nhưng do quản lý Khu danh thắng là đơn vị sự nghiệp nhà nước nên không thể tham gia quan hệ tài chính như doanh nghiệp với ngân hàng được, Ban quản lý di tích cũng không được cấp vốn để hoạt động như doanh nghiệp.
- Bộ máy và phân cấp quản lý, chất lượng nguồn nhân lực
Việc có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý Khu danh thắng dẫn đến tình trạng chồng chéo, bất cập, chưa thực sự rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm giữa các chủ thể quản lý: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao quản lý trực tiếp Khu di tích danh thắng Nhị Tam Thanh, quản lý việc thu phí, lệ phí khách thăm quan; công ty Hoàng Việt Anh quản lý, khai thác khu Núi Tô Thị, Thành nhà Mạc; UBND phường Tam Thanh phối hợp đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu vực xung quanh di tích, chủ trì tổ chức các hoạt động lễ hội, hoạt động Ban khánh tiết Chùa Tam Thanh, Tam giáo, quản lý quỹ công đức của chùa.
Bảng 2.1: Bảng thống kê số cán bộ trực tiếp quản lý và khai thác Khu danh thắng từ năm 2014 - 2018 (ÐVT:người)
Nǎm 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng số cán bộ 16 16 16 17 17
Trong đó số được đào tạo chuyên sâu về du lịch 2 2 3 3 3
(Nguồn: Ban Quản lý di tích cung cấp, lưu tại Phòng hành chính)
- Đảm bảo vệ inh môi trường
Hiện nay, nhà ở của nhiều hộ dân trong khu vực di tích đã xuống cấp, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở để ổn định cuộc sống là rất cấp bách nên một số hộ dân cố tình vi phạm, xây dựng nhà ở không phép, lấn chiếm cảnh quan môi trường khu vực di
tích. Nước suối Ngọc Tuyền chảy qua động Nhị Thanh bị ô nhiễm nghiêm trọng, toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống ở khu vực đầu nguồn và khoảng 400 hộ dân sinh sống quanh khu vực di tích tập trung đổ về suối Ngọc Tuyền. Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hóa nhanh, tình trạng xây dựng nhà không phép, lấn chiếm cảnh quan môi trường khu di tích, dẫn tới tình trạng báo động ô nhiễm nguồn nước suối Ngọc Tuyền chảy qua động Nhị Thanh và một phần động Tam Thanh. Phía cửa tiền động Nhị Thanh có một bể thu gom nước suối Ngọc Tuyền cùng rào chắn rác, tuy nhiên bể này chỉ có tác dụng điều tiết dòng chảy vào trong độngchứ không có công nghệ xử lý nào áp dụng, còn phía trước rào chắn rác trông như một bãi rác khổng lồ. Do đó, vào mùa khô nước suối có màu đen sẫm, bốc mùi khó chịu, vào mùa mưa nước dồn về kéo theo rác rưởi, bùn đất trôi vào hang gây mất cảnh quan khu thắng cảnh.