Định hướng và quy hoạch quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 73)

thắng [4],[5],[6],[13]

Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Tổ chức, quản lý, phát triển không gian của Khu danh thắng để đảm bảo công suất thiết kế, sức chứa đạt 500.000 khách du lịch, doanh thu 150 tỷ vào năm 2025; định hướng đạt 800.000 - 1.000.000 lượt khách, doanh thu đạt 300 tỷ vào năm 2030; năng lực khai thác đạt tối thiểu 60% công suất thiết kế.

- Phát triển 03 trung tâm dịch vụ và khu vực cửa ngõ tại 3 trục tiếp cận Khu danh thắng gồm: Khu vực cửa động Tam Thanh, khu vực cửa động Nhị Thanh, Thành Nhà Mạc, gồm: Trung tâm đón tiếp tại cửa động Nhị Thanh và Tam Thanh; Trung tâm diễn giải môi trường và du lịch sinh thái tại khu vực Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc và Trung tâm dịch vụ du lịch.

- Hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú, khu nghỉ dưỡng vệ tinh xung quanh Khu danh thắng gầm khu biệt thự ven hồ Phai Loạn và khu khách sạn, nhà nghỉ có khoảng cách dưới 1.600m tiếp cận Khu danh thắng.

- Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và ngắm cảnh, gồm: khu vườn hoa và thuốc Nam, khu vườn trải nghiệm con đường tâm linh của Ngô Thì Sỹ và các thiết chế văn hóa trong lòng động Nhị Thanh, Tam Thanh và Trung tâm diễn giải môi trường và du lịch sinh thái.

b) Phát triển thị trường khách du lịch

- Đẩy mạnh khai thác các thị trường khách du lịch văn hóa, tâm linh, trải nghiệm tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc,…) . Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch là

thương nhân, người buôn bán, cán bộ,… đang phát triển; khách có khả năng chi trả cao, sẵn sàng chi trả trải nghiệm thú vị.

- Các thị trường khách du lịch truyền thống: Trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh,...

- Hướng tới thị trường tiềm năng khách du lịch Trung Quốc, khu vực thành phố Sùng Tả, Nam Ninh, Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc.

c) Phát triển sản phẩm du lịch

- Sản phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái, văn hóa - tâm linh; du lịch trải nghiệm khám phá mạo hiểm.

- Sản phẩm du lịch bổ trợ: du lịch tham quan thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như đền Tả Phủ Kỳ Cùng, chùa Tiên, du lịch biên giới và mua sắm, du lịch cộng đồng Bắc Sơn, du lịch nghỉ dưỡng Mẫu Sơn...

d) Tổ chức quản lý Khu danh thắng

Cổ phần hóa Ban quản lý di tích tỉnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, ưu tiên quyền đầu tư, quản lý, khai thác Khu danh thắng để thống nhất một đầu mối quản lý hiệu quả mọi hoạt động đầu tư, phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch Khu danh thắng; bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

đ) Định hướng đầu tư

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu danh thắng, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa; bảo vệ tài nguyên du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)