Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 37)

- Luận văn thạc ỹ chuyên ngành môi trường: Lượng giá giá trị du lịch của Vườn Quốc gia Bái Tử Long [14].

Tác giả: Phan Thị Quỳnh Lê, Đại học quốc gia Hà Nội; thời gian nghiên cứu 06 tháng, từ tháng 01/2016 - 7/2016.

- Đề tài nghiên c u hoa học và Công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu phát triển dịch vụ du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch huyện Mộc Châu và Vân Hồ tỉnh Sơn La” [15].

Tác giả - Chủ nhiệm, Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Lan, Trường Đại học Ngoại thương; thời gian nghiên cứu 2014- 2016.

- Luận văn thạc ỹ chuyên ngành du lịch Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình [16].

Tác giả: Lê Thanh Tú, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; thời gian nghiên cứu: tháng 3/2016 - 9/2016.

* Ưu điểm của các công trình nghiên c u này

Xây dựng được phương pháp nghiên cứu khoa học về tiềm năng và thực trạng của các khu du lịch, đồng thời giới thiệu cơ sở lý luận, các bước tiến hành định giá giá trị cảnh quan của khu du lịch bằng phương pháp chi phí du lịch theo vùng, xác định hàm cầu du lịch, giá trị cảnh quan của khu du lịch mà du khách được hưởng so với mức chi phí mà du khách bỏ ra. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân, du khách trong bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên sẵn có mà bấy lâu nay con người luôn cho rằng đó là do thiên nhiên ban tặng cho con người vì vậy đã sử dụng một cách lãng phí và chưa có ý thức bảo tồn giá trị đó cho thế hệ tương lai.

Các nghiên cứu đã kết luận được một số giải pháp để phát triển các khu du lịch có tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú, được định vị thương hiệu trên thị trường như:

(2) Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. (3) Nhóm giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương.

(4) Giải pháp đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. (5) Về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

(6) Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch (7) Xây dựng các sản phẩm du lịch.

* Hạn chế

- Chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu, chưa đưa được mẫu khách nước ngoài vào mô hình…

- Chưa chỉ ra được những hạn chế, yếu kém của mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý khai thác các Khu di tích; chưa mô hình hóa được các sản phẩm bảo đảm các yêu cầu: (1) Quản lý đảm bảo “môi trường du lịch hoàn hảo”; (2) “Đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch, độc đáo, có tính duy nhất, có tính cạnh tranh cao. Các nghiên cứu chưa chỉ ra được chỉ số đo lường hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch nên khkoong xây dựng được mô hình đầu tư về tài chính, hiệu quả kinh doanh, kiểm soát hoạt động,... - Chưa đánh giá tới ảnh hưởng của sự cạnh tranh từ các thị trường du lịch trong vùng, các sản phẩm du lịch theo xu thế, thị hiếu khách hàng mà không nhất thiết phải dựa vào tiềm năng du lịch của các khu du lịch địa phương.

- Các nghiên cứu đã chỉ ra giải pháp quan trọng nhất là nguồn lực đầu tư tài chính cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, các giải pháp huy động tài chính không phải là khả thi, có thể thực hiện ngay được vì còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp tài chính là các ngân hàng thương mại với việc chưa thực sự ưu tiên cho đầu tư du lịch thuần túy.

- Chưa nghiên cứu đến định hướng, quy mô tổ chức không gian cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, công tác quản lý và khai thác, năng lực khai thác của các khu, điểm du lịch.

ết luận chương 1

Để có cơ sở khoa học cho việc quản lý, khai thác tài nguyên du lịch của Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh thì việc lượng hóa giá trị tài nguyên du lịch Khu danh thắng là việc đầu tiên cần được nghiên cứu, tính toán. Sau đó, xem xét mối quan hệ tổng thể và quan hệ của Khu danh thắng với các khu, điểm khu lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Tiếp theo, xác định sức hấp dẫn điểm đến của Khu danh thắng, sức hấp dẫn về đầu tư đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư; sức hấp dẫn về điểm đến với khách du lịch; Cuối cùng là dự báo thị trường, hiệu quả khai thác, các vấn đề về tiếp thị, marketing, quản trị điểm đến,… của Khu danh thắng.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng tiêu chí đánh giá điểm đến của mình với các nhóm tiêu chí khác nhau, phù hợp với điều kiện địa lý, xã hội và đặc biệt là trình độ quản lý của nước ta. Bên cạnh đó, một số tổ chức đã xác định tiêu chí đánh giá điểm đến một cách độc lập, có thể áp dụng cho các điểm đến cùng tính chất trên phạm vi toàn cầu (bãi biển, di sản, trượt tuyết, MICE…).

Hệ thống tiêu chí này cần được áp dụng thử nghiệm một thời gian và rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở hệ thống tiêu chí này, với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau với mục đích đánh giá khác nhau có thể rút gọn, cơ cấu lại các tiêu chí, xác định lại quy trình đánh giá cho phù hợp.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học và các dự án đầu tư vào các Khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; tuy nhiên, phương pháp tiếp cận; nội dung nghiên cứu và các giải pháp được đưa ra vẫn còn những khoảng trống nhất định so với tình hình thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn, thành phố Lạng Sơn và đặc biệt là đối với Khu danh thắng.

Thời điểm nghiên cứu này có những thuận lợi cơ bản là: Hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng khá rõ ràng, cụ thể; Luật Du lịch 2017 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành; tình hình phát triển du lịch cả nước trong 03 năm trở lại đây khá nhanh và ổn định. Do đó, cơ sở lý luận của nghiên cứu được đối chiếu với thực tiễn để sơ kết, tổng kết lý luận, từ đó các giải pháp, nội dung nghiên cứu sẽ bảo đảm có đủ cơ sở khoa học cũng như tính khả thi để triển khai thực hiện, khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DANH THẮNG NHẤT NHỊ TAM THANH

2.1 Giới thiệu khái quát về du lịch Lạng Sơn; hu danh thắng

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía đông bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 8.351 km2, có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 10 huyện, có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây - Trung Quốc, có 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Hữu Nghị về đường bộ, cửa khẩu Đồng Đăng về đường sắt); 01 cửa khẩu chính Chi Ma (Lộc Bình) và 09 cửa khẩu phụ. Với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt và đường bộ nối Lạng Sơn với các tỉnh trong nước và ngoài nước: các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A nối liền Lạng Sơn - Hà Nội, quốc lộ 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên, quốc lộ 4A Lạng Sơn - Cao Bằng, quốc lộ 4B Lạng Sơn - Quảng Ninh, quốc lộ 31 Lạng Sơn - Bắc Giang, quốc lộ 279 Lạng Sơn - Bắc Kạn và tuyến đường sắt liên vận Quốc tế Việt – Trung, Lạng Sơn nằm trong tâm điểm hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) là của ngõ lớn và thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với Trung Quốc. Về mặt tự nhiên Lạng Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích danh thắng đã đi vào thi ca và lòng người như: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn. Bên cạnh đó trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha, ông, Lạng Sơn cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng như: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc…. Dân số tỉnh hơn 78 vạn người, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm 43%, dân tộc Tày 36%, dân tộc kinh 16%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Mông, Sán Chay cùng chung sống, với những phong tục, tập quán, lễ hội, những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn... làm say đắm lòng người, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc…

2.1.1 Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch Khu danh thắng

Khu danh thắng Nhị Tam Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi phía tây bắc thành phố Lạng Sơn (địa bàn phường Tam Thanh), là vùng thuộc hệ Triat, phiến thạch, các hang động này được tạo nên từ lâu đời cách ngày nay từ 360 đến 245 triệu năm. Điểm đặc biệt nhất của Khu danh thắng là động Nhị Thanh, với cảnh đẹp thiên tạo, trong có suối Ngọc Tuyền chảy uốn lượn xuyên qua động với chiều dài 570 m. Giữa động có cửa thông thiên tỏa ánh nắng mặt trời rọi xuống dòng nước.

Với diện tích trên 59 ha, nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú, Núi Tô Thị với hòn Vọng Phu nổi tiếng lâu đời, các dáng núi, cảnh quan toàn khu vực hòa quện cùng với cổng tam quan, tiếng chuông chùa khiến cho như khung cảnh bồng lai. Đây còn là điểm du lịch văn hóa tâm linh số một tại tỉnh Lạng Sơn; các điểm di tích chính trong Khu danh thắng bao gồm:

Hình 2.1. Sơ đồ Khu danh thắng Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc. (1) Động Nhị Thanh - Chùa Tam Giáo.

(2) Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh. (3) Tượng A di đà trong động Tam Thanh.

(4) Núi Tô Thị.

(5) Thành nhà Mạc.

Động Nhị Thanh - Chùa Tam Giáo

Động Nhị Thanh được danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá và tôn tạo khi ông làm Quan Đốc trấn Lạng Sơn từ năm 1777 - 1780. Ông là một bậc hiền thánh đã có công lao to lớn trong việc mở mang ruộng đất, yên ổn dân sinh và xây dựng Lạng Sơn thành khu thương mại sầm uất. Trong thời gian ngao du sơn thuỷ trong vùng, Ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh và cho hưng công xây dựng chùa Tam Giáo là chùa trong hang động duy nhất ở Việt Nam thờ 03 Đạo (Phật Giáo - Thích Ca; Nho giáo - Khổng Tử; Đạo giáo - Lão Tử). Tại vòm cửa động Nhị Thanh, Ngô Thì Sỹ đã cho người khắc bức phù điêu chân dung trên hốc đá nhỏ ở độ cao 8m trong tư thế Kiết Già ngồi dựa vào vách đá giống như người thật của ông. Đây là bức chạm khắc chân dung có giá trị nghệ thuật độc đáo được tạo tác vào đá nhưng không làm mất đi vẻ mềm mại của thân thể. Ngày 28/7/1779 (âm lịch), Ngô Thì Sĩ tổ chức mở hội tại nơi đây, trên chùa Tam Giáo thì tế lễ, trong động Nhị Thanh tổ chức ăn uống, ca hát, múa rối nước và các trò diễn khác trong 7 ngày 7 đêm, đêm đầu mở hội có một con hổ to như con bò đến gần sân khấu hang Thông Thiên vòng quanh đàn lễ rồi đi không thấy quay trở lại, nên dân chúng ban đêm không còn sợ hãi nữa; lại có một con Giao Long, râu và đuôi đều đỏ vào phường múa rối nước như muốn xem trò, đuổi cũng không đi, khi các trò diễn kết thúc thì không thấy đâu nữa. Sau đó Ngô Thì Sĩ đã cho tạc tượng Hổ ở bên phải và tượng Giao Long ở bên trái trước cửa động Nhị Thanh để ghi nhớ hai con vật linh thiêng.

Phía bên phải động Nhị Thanh là chùa Tam Giáo (Tam Giáo Tự). Ngô Thì Sĩ cho rằng đạo là một mà thôi, Khổng Tử, Lão Tử và Phật Thích Ca tuy tên là ba nhưng thực đạo đều thống nhất là một. Chính vì vậy ông đã đưa 3 đạo vào thờ chung một chùa và gọi là chùa Tam Giáo.

Hình 2.2: Động Nhị Thanh.

Chùa Tam Giáo

Chùa Tam Giáo còn là một loại hình kiến trúc đặc biệt: Không có mái, không có nhà, ban thờ được đặt trong các hang, hốc đá tạo nên cảm giác thiên tạo, linh thiêng. Bên trái chùa Tam Giáo là đường vào động Nhị Thanh và suối Ngọc Tuyền trong vắt ẩn hiện dưới lùm cây trông thật nên thơ hữu tình. Phía ngoài động trên cao có dòng chữ Hán "Nhị Thanh Động"với khổ chữ lớn khắc chìm vào vách đá. Vào phía trong động trên vách bên phải là hệ thống bia ma nhai với 20 văn bia đủ mọi kích thước xen kẽ nhau. Vòng sau sân khấu qua khúc ngoặt là đến hang Giao Long, du khách như lạc vào “vườn thạch nhũ”, chỗ rộng nhất đến 25m, chiều dài hút tầm mắt, trần và nền hang tương đối bằng phẳng có muôn hình nhũ đá với các hình thù khác nhau: hình con voi phục, hình rùa đang bò… Đi tiếp ra phía sau qua 3 cây cầu là đến cổng sau thông ra bên ngoài. Từ đây có thể quan sát thấy cửa động Tam Thanh với khoảng cách là 500m.

Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh

Động Tam Thanh và chùa Tam Thanh là di tích lịch sử văn hoá, danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng với câu ca dao:

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh, Ai lên xứ Lạng cùng anh,

Tay cầm bầu rượu nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò"

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng: Nơi này, xưa kia nguyên là nơi thờ tự của Đạo Giáo, do vậy Tam Thanh tức là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh. Đây là ba cung Thanh cao nhất được coi là ba tiên cảnh mà ở đó mỗi cung do một vị thần cai quản, đó là Nguyên Thủy Thiên Tôn (Ngọc Thanh Đại Đế), Linh Bảo Thiên Quân (Thượng Thanh Đại Đế), và Đạo Đức Thiên Tôn (Thái thượng Lão Quân). Hiện nay trong chùa có các cung thờ như: Cung Tam Bảo (thờ Phật), Cung Đức Ông, Cung Công đồng Thánh Mẫu, Cung Ngũ Dinh, Cung Cấm (nơi thờ ADi Đà), Cung Sơn Trang. Ngày lễ hội chính của Chùa là ngày 15 tháng Giêng cũng là một biểu hiện Đạo Giáo khi xưa (một ngày lễ hội lớn trong Đạo Giáo).

Hình 2.3. Động Tam Thanh

Tượng Adiđà trong động Tam Thanh

Chùa Tam Thanh nổi tiếng bởi những giá trị văn hoá nghệ thuật của di tích. Hiện nay trong chùa còn có một hệ thống bia ma nhai khá phong phú có giá trị về mặt sử liệu và văn hoá nghệ thuật do các văn thân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại. Tấm bia có niên đại cổ nhất ở di tích là tấm bia được Binh Sứ Bắc Quân Đô Phủ, Đô Đốc Thiên Sự Vũ Quận Công Vi Đức Thắng tạc khắc vào thời Lê - Vĩnh Trị thứ 2 (1677) bia có tên là: "Trùng tu Thanh Thiền Động" nội dung bia ghi lại việc hưng công trùng tu di tích này của ông. Tấm bia cổ tiếp theo là của tác giả Ngô Thì Sĩ tạc vào năm Kỷ Hợi (1779) là một bài thơ ca ngợi cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của di tích. Đặc biệt trong chùa có bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc theo thế đứng vào

vách đá trong hình một lá bồ đề, kích thước cao 2,6 loại hình phù điêu tạc trên vách đá lớn nhất Việt Nam.

Núi Tô Thị

Tượng đá Nàng Tô Thị nằm trong quần thể di tích Nhị Tam Thanh đã đi vào truyền thuyết, ca dao của dân tộc ta, tượng Nàng Tô Thị chờ chồng như một biểu tượng cho lòng chung thuỷ son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Hình 2.4. Nàng Tô Thị trên quần thể Núi nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc

Thành nhà Mạc

Thành nhà Mạc nằm cạnh núi Nàng Tô Thị. Vào năm 1527, lợi dụng nhà Lê suy yếu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)