Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 95)

- Hình thành và hoàn thiện ản phẩm du lịch văn h a tâm linh

+ Tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh tích cực, sáng tạo tạo sự thuận lợi, tiện nghi, thu hút sự tham gia trải nghiệm, tìm hiểu và khám phá của du khách tham quan như nghi lễ thiền, bữa ăn chay nhà chùa, tham gia thả đèn hoa đăng, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…

+ Xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ từ việc thông tin, đi lại, nghỉ ngơi cho tới dịch vụ hướng dẫn, phục vụ tham quan, tìm hiểu, chiêm bái những giá trị tâm linh gắn với các điểm đến trong chuỗi liên kết.

+ Xây dựng và phát triển các sản phẩm đồ lưu niệm du lịch gắn với tâm linh tại các di tích, các điểm tham quan tiêu biểu; phát triển các hoạt động lễ hội đặc biệt vào những dịp đầu xuân.

+ Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch tâm linh bằng các hình tượng là các vị Thương thần, Mãi thần, Mại thần,… nhằm thu hút đối tượng khách thương nhân làm ăn buôn bán.

Nội dung nhiệm v : đ u tư ản phẩm văn h a tâm linh là ản phẩm cốt lõi của du lịch thành phố Lạng Sơn trên nền tảng giá trị cảnh quan, văn h a tâm linh của hu danh thắng

Nội dung cốt lõi của giải pháp là tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, sáng tạo, có tính duy nhất trên thị trường. Gợi ý từ mô hình sản phẩm du lịch và cảm hứng ý tưởng sản phẩm của Khu du lịch Tây Yên Tử, Bắc Giang như sau:

Nếu như Đông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và là nơi lưu giữ xá lị của Ngài sau khi viên tịch thì Tây Yên Tử lại là “Con đường hoằng dương Phật pháp Tây Yên Tử” của Ngài. Dự án Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Bắc Giang) ra đời là sự sáng tạo trong khai thác tiềm năng văn hóa tâm linh kết hợp với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, độc đáo, huyền bí của môi trường sinh thái vùng núi Tây Yên Tử của huyện Sơn Động.

Khu du lịch Tây Yên Tử có diện tích 96,1 ha (trừ diện tích giao thông ngoài cổng và khu bảo tồn sinh thái). Có 4 khu vực được quy hoạch xung quanh 4 chùa (chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng) gồm Cổng khu Tây Yên Tử, Làng chào đón Tây Yên Tử, Khu hiên Tây Yên Tử và Đỉnh Tây Yên Tử. Ngoài những hoạt động tâm linh như lễ chùa, du khách còn có thể tham gia các hoạt động mang tính tôn giáo như: ăn chay, trị liệu tôn giáo, thiền và những hoạt động du lịch sinh thái như: leo núi, thư giãn tại khu nghỉ dưỡng...

Sản phẩm 1 “Công viên LINH TÚ SƠN”

Lạng Sơn có một “rừng” các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, có giá trị, trong đó phần lớn là các di sản văn hóa - tín ngưỡng - tâm linh, một số được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ; Lễ hội Ná Nhèm, Bắc Sơn; Nghi lễ Then Tày Nùng;… và đặc biệt là Múa Sư tử dân tộc Tày - Nùng có tính độc đáo cao nhất.

Thành Nhà Mạc, Núi Tô Thị trong quần thể khu di tích Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc là di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng được công nhận là di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia từ năm 1962.

Hoa Đào Xứ Lạng đang được tỉnh đầu tư, xây dựng thương hiệu văn hóa và hình thành không gian văn hóa hoa Đào tại Thành Nhà Mạc.

Mặc dù vậy, 3 di sản văn hóa độc đáo trên đang tồn tại độc lập, phân tán và rời rạc; chủ yếu là dưới dạng bảo tồn, bảo tàng.

Từ phân tích định hướng tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, sáng tạo, riêng có, trên cơ sở tích hợp 03 di sản trên và hội tụ trong không gian thiêng Thành Nhà Mạc là lựa chọn số một, tiên quyết. Việc đầu tư, sáng tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, thưởng thức; trải nghiệm sự khác lạ, khác thường là việc thứ hai mang tính quyết định. Cuối cùng là việc có địa điểm thuận tiện, không gian đẹp, nhiều mảng khối, màu sắc, tráng lệ hấp dẫn khách hàng là yếu tố đảm bảo sự thành công cho sản phẩm, dự án. Mô tả sản phẩm như sau: Thành Nhà Mạc được đầu tư tôn tạo thành công viên du lịch: Thưởng ngoạn - Văn hóa tâm linh, ngắm cảnh với tên gọi “Công viên LINH TÚ

SƠN”. Tổng diện tích toàn khu vực là 10ha, diện tích đầu tư, cải tạo 1,4 ha. Các hạng mục, hoạt động của dự án gồm:

Hạng mục 1: Tạo một vườn hoa (tại bãi bóng và sườn núi phía Núi Tô Thị) diện tích 2.500m2 gồm hoa Đào và các loài hoa rực rỡ sắc màu quanh năm để giới trẻ checkin. Xung quanh tạo dựng 11 “Cây Đào AVATA” to lớn (mô phỏng Siêu cây năng lượng trong vườn Singapo), chiều cao trên 20m, được thắp sáng rực rỡ, choáng ngợp vào ban đêm.

Hạng mục 2: Tạo một không gian Tâm linh - Phong thủy (mặt bằng phía trái), diện tích 7.000m2 bao gồm: Thiết chế Vân Thù Bồ Tát (sưu tầm vật chất thiêng từ Nê Pan như đá, cây Bồ Đề); Sân vườn phong thủy phong cách Nhật Bản (Đá - Cây - Nước); Công trình kiến trúc tre lá, trình diễn Múa Sư tử, nghi lễ Then Tày - Nùng, Nhạc giao hưởng, trình diễn ánh sáng nghệ thuật; tạo tác 99 tượng Sư tử các loại, đặt trên đỉnh núi, trong vườn tượng,…

Hạch toán đầu tư sản phẩm như sau: Tổng diện tích đầu tư xây dựng: 10.000m2

. Tổng mức đầu tư

10.000 m2 x 5 triệu/m2 = 50 tỷ đồng. Phân kỳ (02 giai đoạn): Giai đoạn 1 (2020 - 2022): 30 tỷ.

Giai đoạn 2: 2023 - 2025: Đầu tư hoàn thiện dự án: 20 tỷ. Hạch toán kinh doanh

Năm thứ nhất:

300.000 khách/năm x 180.000/người = 54 tỷ/năm

Chi phí: (VAT = 5,4 tỷ) + [(30 nhân công) x 70 triệu/người/năm = 2,1 tỷ] + (hoàn vốn đầu tư 10%, lãi ngân hàng 10% = 10 tỷ) + (nguyên vật liệu, vật tư = 30% = 16,2 tỷ) + (10% quảng cáo tiếp thị, khác = 5,4 tỷ) = 39,1 tỷ.

Lợi nhuận sau thuế: 14,9 tỷ.

Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm tăng trưởng 10%, tạm tính dự án sẽ có lãi từ năm thứ 4 trở đi (Đã hoàn hết vốn đầu tư; vốn vay và lãi), lũy kế mức lợi nhuận ròng sau thuế >14,9 tỷ/năm, đạt 29,8%.

Đây là tỷ lệ lợi nhuận cao của ngành dịch vụ, là con số mơ ước trong hoạt động đầu tư tài chính, hoàn toàn khả thi khi đầu tư vào kinh doanh dịch vụ du lịch.

Sản phẩm Trải nghiệm “LƯỠNG CUNG TAM THÁNH NHẤT SỞ CẦU” (Ý tư ng ản phẩm đi giữa hai chùa Tam giáo và chùa Tam Thanh, c u nguyện tam Thánh, ng nghiệm một điều c u ước)

Từ điểm tập kết tại Trung tâm tiếp đón động Nhị Thanh, du khách đi theo cổng Tam quan đến lễ tại chùa Tam Giáo, động Nhị Thanh, thi hành các nghi lễ tâm linh, tay dâng một ngọn đèn nhỏ, đi dọc theo động Nhị Thanh ra đến cửa sau động Nhị Thanh, qua một cầu Kiều vào Trung tâm trải nghiệm và dâng đèn đến đài Linh ứng, nghe thuyết pháp và tiếp tục thực hành lời cầu ước, tiếp tục di chuyển đến chùa Tam Thanh, động Nhị Thanh để hoàn tất con đường “Lưỡng cung Tam Thánh nhất sở cầu”.

Toàn bộ tuyến trải nghiệm này có hệ thống đường giao thông thuận tiện, an ninh, môi trường:đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; sức chứa tại mỗi điểm khoảng gần 1.000 lượt khách.

+ Phục dựng lễ hội của các di tích có giá trị để thu hút khách du lịch nhằm khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch tâm linh.

+ Nghiên cứu xây dựng nội dung, tổ chức mở các lớp học tập, tu hành ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên cho các đối tượng là tín đồ, học sinh và nhân dân mộ đạo.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm; chủ động thu hút khách có chọn lọc; làm nổi bật hình ảnh du lịch Khu danh thắng gắn với hình ảnh du lịch Lạng Sơn, Việt Nam.

+ Bên cạnh việc tuyên truyền quảng bá giới thiệu về điểm đến, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác khai thác, phát huy giá trị di tích cũng như thu hút các nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân nhằm phát triển du lịch tại địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Tăng cường thông tin về sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh; có chính sách kích cầu theo mùa, theo các gói sản phẩm với giá phù hợp; tăng cường các thông tin quảng bá về các điểm du lịch chính và bổ trợ để hình thành sự nhận biết về sản phẩm du lịch tâm linh quan trọng.

- M rộng và đa dạng h a các hình th c liên kết Liên kết trong khuôn khổ nhiều địa phương, nhiều khu du lịch (đa phương); liên kết với từng địa phương hoặc khu du lịch theo chủ đề riêng theo đặc điểm về tài nguyên, sản phẩm du lịch (song phương).

3.2.8 Giải pháp về kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn, văn minh

Thành phố Lạng Sơn cần tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại Khu danh thắng và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố. Tuyên truyền, phát động trong nhân dân nâng cao ý thức bảo đảm an toàn cho khách tham quan. Gắn việc bảo vệ an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhiệm vụ này cần được triển khai một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Phấn đấu không để xảy ra các sự cố lớn, tình trạng trộm cắp vặt, chèo kéo du khách, không để mất cắp các hiện vật quý trong di tích cũng như không để xảy ra hỏa hoạn làm hư hại đối với các hạng mục di tích.

ết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, từ thực trạng quản lý, khai thác tiềm năng du lịch tại Khu danh thắng trong thời gian qua; dựa trên xu hưóng phát triển chung của du lịch trong nưóc và quốc tế; phương hướng phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn và từ những bài học rút ra trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch của Khu danh thắng, tác giả đã mạnh dạn đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản để quản lý, khai thác tốt hơn những tiềm năng du lịch vốn có của Khu danh thắng và cũng là tiềm năng du

lịch hết sức điển hình của hệ thống tài nguyên du lịch thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Về phương hướng cơ bản là: thực hiện quản lý khai thác tiềm năng du lịch một cách bền vững; khai thác tiềm năng du lịch phải gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa; tranh thủ các nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư. Trên thực tế, cần nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, song để phù hợp với thực tiễn và điều kiện tại thành phố Lạng Sơn tác giả chỉ đề xuất 8 giải pháp cơ bản, trong đó có 3 giải pháp quan trọng nhất là: Tổ chức, bộ máy quản lý, mô hình doanh nghiệp quản lý khai thác Khu danh thắng; Giải pháp về tài chính; Giải pháp về thị trường.

Những nội dung tác giả đề xuất có thể chưa thực sự toàn diện, song trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả đã cố gắng đưa ra được các giải pháp mà theo nhìn nhận chủ quan của mình thì đó là những giải pháp vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, thiết thực và khả thi nhất. Nếu được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ sẽ sớm khắc phục được những hạn chế yếu kém nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại Khu danh thắng, nâng cao giá trị, sức hấp dẫn về môi trường, sản phẩm du lịch, tạo sức phát triển mới cho Khu danh thắng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung theo định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

ẾT LUẬN – IẾN NGHỊ

Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nưóc và của các địa phương và thành phố Lạng Sơn đã thôi thúc tác giả nghiên cứu tìm hiểu tiềm năng, thực trạng quản lý, khai thác tiềm năng du lịch của Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc trong những năm vừa qua, từ đó mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch có giá trị của thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới. Trước hết là thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với địa phương, đồng thời đây cũng là nhiệm vụ của người cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Sau nữa, đề tài cũng là tài liệu thiết thực cho công tác học tập, nghiên cứu, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Với tinh thần đó, tác giả đã nỗ lực hết mình, cùng với sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học - Tiến sỹ Lê Văn Chính, luận văn đã được hoàn thành và mong muốn sẽ góp phần thiết thực cho quá trình triển khai chương trình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới là: Luận văn thực hiện đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý, khai thác tiềm năng du lịch, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn; đánh giá thực trạng tiềm năng và nguồn lực cho phát triển du lịch của các khu, điểm du lịch trong thời gian qua. Trên cơ sở số liệu thu thập được, luận văn đi sâu phân tích và làm sáng tỏ giá trị tài nguyên du lịch, thực trạng quản lý và khai thác tiềm năng du lịch của Khu danh thắng. Kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém cũng đã được xác định trong luận văn là cơ sở để tác giả đề xuất 8 giải pháp cơ bản cho phát triển tài nguyên du lịch của Khu danh thắng đến năm 2025 và định hưóng tới năm 2030.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực du lịch của Khu danh thắng, chắc không thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ luận văn, các nhà khoa học và các đồng chí lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban quản lý di tích tỉnh để luận văn

được hoàn thiện hơn. Bởi việc nghiên cứu, tìm hiểu về một lĩnh vực có tầm quan trọng như vấn đề quản lý, khai thác tiềm năng du lịch luôn cần có sự bổ sung, phát triển cho phù hợp vói tình hình thực tiễn của địa phương, cũng như xu thế phát triển chung của du lịch trong nưóc và quốc tế./.

TÀI LIỆU THAM HẢO

[1] Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18/6/2009; Luật Du lịch năm 2017; Luật Quy hoạch năm 2018; Luật Đầu tư công và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, quản lý hoạt động du lịch.

[2] Nghị định 168/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

[3] Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

[4] Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng nhất, nhị tam thanh, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)