Thực trạng này được thể hiện trên các lĩnh vực chính như: Số lượng khách đến tham quan, doanh thu; Hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch, hàng hóa lưu niệm; công tác truyền thông quảng bá.
- Về ố lượng khách đến tham quan, doanh thu
Bảng 2.2. Số khách tham quan và doanh thu các năm từ 2014 – 2018
Năm Số khách tham quan (lượt người) Tổng thu (nghìn đồng) Tổng chi 2014 238.170 1.086.575 792.028 2015 248.430 5.741.670 4.924.504 2016 263.135 4.841.500 4.196.271 2017 279.771 4.235.000 3.792.806 2018 301.608 3.975.000 3.431.999 Cộng 1.331.114 19.879.745 17.137.608
(Nguồn: Ban Quản lý di tích cung cấp, lưu tại Phòng hành chính)
Phân tích: Từ năm 2015 đến 2018, lượng khách tăng nhưng doanh thu giảm vì giá vé thấp (20.000 đồng/lượt), quản lý lỏng lẻo nên rất nhiều đoàn khách đến hưởng chế độ miễn phí, giảm giá, thất thoát,…
Về doanh thu và hiệu quả kinh tế
- Giá vé khách tham quan vào Khu danh thắng là 20.000đ/lượt người lớn và 10.000đ/lượt trẻ em. Ngoài ra, các trường hợp khách của các cơ quan, ban ngành của tỉnh, của thành phố không thu tiền vé. Trung bình, số tiền thu được trên đầu người chỉ đạt 14.934 đồng/người. Tổng số tiền thu được từ bán vé tham quan từ năm 2014 đến năm 2018 là 19 879 745 000đ (Trong đó trích nộp ngân sách nhà nước và phí bảo hiểm khách du lịch là 2.743.960.000đ; kinh phí để lại đơn vị 17.135.785.000đ để chi lương, phụ cấp và các khoản chi thường xuyên khác). Dư quỹ được 2.742.137 đồng. - Mặc dù số khách đến Khu danh thắng tăng trưởng hàng năm khoảng 6-7%/năm. Tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước là 27% thì như vậy là quá chậm.
- Cung ng ản phẩm dịch v du lịch, hàng h a lưu niệm
+ Trong cung ứng sản phẩm dịch vụ hàng hóa lưu niệm:
Số lượng hàng hóa chưa phong phú, mới chỉ là các sản phẩm đơn thuần (tranh ảnh chụp về phong cảnh của động Nhị Thanh, động Tam Thanh, Núi Tô Thị, thành Nhà Mạc, phong cảnh khác của Lạng Sơn; đồ trang sức; áo, mũ loại rẻ tiền có in dòng chữ “Du lịch Lạng Sơn”, “ Nhị Thanh, Tam Thanh”,... và một số hàng hóa lưu niệm khác); song các sản phẩm này hình thức chưa đẹp, chất lượng chưa tốt, thậm chí có cả hàng nhái, hàng giả kém chất lượng của Trung Quốc như đồ đá công nghiệp, tranh, đèn led,... Chưa có sản phẩm hàng hóa cao cấp phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, số hàng hóa này Ban quản lý cũng chưa tự sản xuất và cung ứng được, chủ yếu là nhập từ nơi khác về, có những sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc.
+ Trong cung ứng sản phẩm dịch vụ văn hóa tinh thần, tâm linh
Mặc dù Khu danh thắng có thế mạnh lớn nhất là tính thiêng, được nhóm du khách là thương nhân, người buôn bán, cán bộ lực lượng vũ trang, người cao tuổi ưa thích và đến tham quan, trải nghiệm hàng năm nhưng chưa hình thành sản phẩm đúng nghĩa thành tour theo thời gian, theo nhu cầu trải nghiệm, chiêm bái mang lại lại sự thỏa mãn về mặt văn hoá, tinh thần và góp phần nâng cao chất lượng nhu cầu tham quan, chiêm bái, hành lễ, trải nghiệm cho du khách.
- Công tác truyền thông, quảng bá
Công tác quảng bá, xúc tiến, phát triển thị trường chưa được đầu tư tương xứng, nguồn lực còn hạn chế. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch còn thực hiện theo kế hoạch ngắn hạn, dàn trải, cơ chế thiếu linh hoạt, phối hợp công tư chưa hiệu quả.