Đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển của các quốc gia. do vậy QLNN về đất đai là việc tất yếu nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả và công bằng hơn nữa là đảm bảo nguồn thu của Nhà nước.
Trong chương 1, trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước tác giả đưa ra các quan điểm, phương pháp nghiên cứu định hướng cho công tác quản lí nhà nước về đất đai ngày càng hoàn thiện hơn. Các nội dung chủ yếu của QLNN về đất đai bao gồm các hoạt động: Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất lập bản đồ địa chính; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.; Ban hành văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện văn bản đó; Giao đất, cho thuê, thu hồi đất.; Đăng ký đất, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê đất; Thanh tra việc chấp hành các văn bản về quản lý sử dụng đất.; Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết các khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất:
Đánh giá hoạt động QLNN về đất đai của chính quyền cấp huyện, tác giả sử dụng 5 tiêu chí theo Ngân hàng Thế giới sử dụng là: Tiêu chí tác động, tiêu chí phù hợp; tiêu chí hiệu lực; tiêu chí hiệu quả và tiêu chí bền vững. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm của một số địa phương trong việc QLNN về đất đai, qua đó rút ra bài học trong việc QLNN về đất đai tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN