3.3.6.1 Cơ sở của giải pháp
Thủ tục hành chính vốn luôn là một rào cản trong mối liên hệ giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan công quyền của nhà nước. Việc QLNN về đất đai có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào các thủ tục hành chính. Mặc dù hiện nay, các cơ quan nhà nước đều thực hiện cơ chế một cửa để giảm thiểu công sức, chi phí của người dân, tuy nhiên, bộ phận "một cửa" chỉ là nơi tiếp nhận và trả kết quả, chưa trực tiếp thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính mà phải chuyển tới các bộ phận chuyên môn thực hiện, nên thời gian, quy trình thực hiện còn rườm rà. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế một cửa nếu không gắn với việc đơn giản hóa quy trình thực hiện, hồ sơ giấy tờ, yêu cầu thì không đạt kế hoạch đề ra.
3.3.6.2 Mục tiêu của giải pháp
Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai nhằm tiết kiệm được cho người dân và doanh nghiệp về thời gian và tiền bạc.
Tăng khả năng minh mạch, tạo thuận lợi tối đa và đơn giản hóa công tác quản lý đất đai, giải quyết TTHC cho tổ chức, người dân.
3.3.6.3 Nội dung thực hiện giải pháp
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa” để giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức. Tập trung hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ, cải tiến thủ tục ĐKĐĐ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, duy trì chế độ thủ trưởng các phòng ban của quận tiếp công dân tại cơ sở. Giải quyết triệt để các tranh chấp, vi phạm trong quản lý và SDĐ công bằng.
- Cần phải đơn giản hoá căn cứ và thủ tục cấp giấy chứng nhận theo hướng coi trọng hiện trạng sử dụng đất hơn là tìm hiểu về ngọn ngành về lịch sử hình thành và phát triển của nó. Thực tế sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, hoà thuận với xóm giềng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước là một cơ sở quan trọng chứng nhận quyền sử dụng đất chính đáng của người đó. Để làm được điều này nên đẩy mạnh hơn nữa vai trò của đơn vị chính quyền nhỏ nhất là Ủy ban nhân dân xã, phường cùng với hệ thống thôn tổ dân phố cũng như cảnh sát khu vực, những người hàng ngày lăn lộn với cuộc sống và biết rõ nhất tình hình sử dụng đất đai ở khu vực mình.
- Thực hiện tốt việc phân cấp phân quyền trong quản lý theo nguyên tắc: Công việc của đơn vị nào, cấp nào giải quyết tốt hơn thì giao cho đơn vị đó, cấp trên chỉ tập trung hướng dẫn và tăng cường kiểm tra giúp đỡ cấp dưới thức hiện. Rà soát, phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý.