Áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 90)

3.3.4.1 Cơ sở của giải pháp

Đây là các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thường xuyên của ngành địa chính. Nhiều nội dung trong công tác này được thực hiện bằng thủ công hoặc các phương tiện thô sơ. Trong quá trình hội nhập, nhiều thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của thế giới đã được du nhập. Do vậy, huyện cần chú ý để nắm bắt và áp dụng. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện, huyện Na Rì còn bắt gặp một số rào cản như: kinh phí thực hiện (Mua sắm thiết bị máy móc, hỗ trợ cài đặt các phần mềm quản lý nhà nước về đất đai), tập huấn nâng cao trình độ cán bộ…

3.3.4.2 Mục tiêu của giải pháp

Toàn bộ hệ thống QLĐĐ được vận hành trên cơ sở phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, phục vụ thật tốt người đang sử dụng hoặc có nhu cầu SDĐ, tạo mối quan hệ trực tiếp giữa chính quyền và người dân trong xây dựng và thực thi pháp luật, trong quy hoạch và triển khai quy hoạch, trong thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người SDĐ.

Hỗ trợ công tác quản lý truy nhập với nhiều người sử dụng, năng suất cao hơn; chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện di chuyển, bảo quản; Chức năng bảo mật tốt; Chức năng tra cứu, thống kê, phân tích xử lý số liệu.

Có một tầm nhìn về đào tạo cán bộ, công tác tuyển dụng, chính sách thu hút người có kỹ thuật cao để quản lý và sử dụng.

3.3.4.3 Nội dung thực hiện giải pháp

Đưa công nghệ thông tin vào quản lý, nhưng cũng cần lưu ý tới sự tương thích với mặt bằng chung trong quản lý, nếu không có sự tương thích và mặt bằng công nghệ phát triển chung thì không thể phát huy được hết tác dụng nhiều khi còn lãng phí.

được nó. Huyện cần có chính sách đào tạo cán bộ bằng các hình thức tập huấn, tuyển dụng các chuyên gia có trình độ cao. Trong thời gian tới chính quyền huyện có thể ký hợp đồng với các đơn vị có chuyên môn, nghiệp vụ cao, đo đạc lại toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn.

Sử dụng những tiến bộ của công nghệ tin học để quản lý, thay thế việc quản lý thủ công truyền thống hiện nay, tăng độ chính xác, tiện lợi cũng như giải phóng lao động thủ công. Chính quyền huyện cũng có thể tận dụng nguồn lực của các DN kinh doanh BĐS trên địa bàn, các trường đại học, các cơ quan trung ương trong việc đo vẽ lập bản đồ cũng như xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại. Về lâu dài, huyện có thể hiện đại hóa hệ thống ĐKĐĐ, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập các sổ sách địa chính, cấp giấy CNQSDĐ cho tất cả các thửa đất dưới dạng cơ sở dữ liệu đất đai; phát triển hệ thống thông tin đất đai chính xác, đầy đủ và kịp thời; xây dựng hệ thống ĐKĐĐ hoàn chỉnh với các thủ tục hành chính đơn giản.

3.3.5 ăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp

luật và thông tin đất đai

3.3.5.1 Cơ sở của giải pháp

Hiện nay, ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới quản lý nhà nuớc về đất đai. Do đó phải nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho các chủ thể này.

3.3.5.2 Mục tiêu của giải pháp

Việc nâng cao ý thức pháp luật đất đai của các cán bộ quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo các quy phạm pháp luật đất đai được thực hiện tốt hơn từ giai đoạn ban hành quy phạm pháp luật đất đai cho tới lúc áp dụng các quy phạm này.

3.3.5.3 Nội dung thực hiện giải pháp

Để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, đảm bảo cho ý thức pháp luật đất đai trở thành nhân tố tác động có hiệu quả tới công tác quản lý thì cần phải tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai cho toàn thể cán bộ và nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một biện pháp rất ưu việt vì nó có ưu thế về mặt không

gian, thời gian và liên tục, đưa pháp luật đất đai đến các đối tượng trong xã hội làm cho mọi người hiểu sâu sắc pháp luật đất đai, các nghị định của chính phủ, các quy định quản lý đất đai, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất từ đó làm cho người sử dụng đất nhận thức rõ được vai trò quan trọng của pháp luật đất đai trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

Mặt khác để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, góp phần quản lý đất đai có hiệu quả thì cũng phải đổi mới và tăng cường công tác hoà giải các vụ tranh chấp đất đai ở cấp phường xã thị trấn. Bởi vì thông qua hoà giải mà các cán bộ hoà giải đã vận dụng các quy phạm pháp luật đất đai để thuyết phục phân tích đúng sai. Trên cơ sở đó làm cho người sử dụng đất hiểu sâu hơn và có thái độ đúng đắn đối với pháp luật đất đai từ đó nâng cao ý thức pháp luật đất đai của họ.

Ngoài ra, chính quyền huyện cần có một số giải pháp khác như xây dựng những chuyên đề tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, liên tục cập nhật, tổng hợp để biên soạn một cách hệ thống, đơn giản cho phù hợp từng khu vực dân cư, từng loại đối tượng SDĐ cụ thể để tuyên truyền. Tuyên truyền pháp luật cần gắn với quy hoạch, KHSDĐ, các mục tiêu QLĐĐ, chính sách phát triển của huyện để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia, tránh bệnh hình thức. Tuyên truyền cần nắm bắt nhu cầu của từng loại đối tượng, các lợi ích mà họ quan tâm và cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì để được hưởng quyền lợi đó, tránh thông tin thừa khó nắm bắt. Người dân hiểu biết về pháp luật thì ý thức chấp hành sẽ tốt hơn.

Chính quyền cũng cần công khai địa chỉ tiếp nhận thông tin từ các đơn vị cá nhân phản ánh về tình hình QLĐĐ, vi phạm SDĐ đô thị để xử lý một cách nhanh chóng, phân tích và tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để điều chỉnh tháo gỡ những vướng mắc của hệ thống quản lý cũng như các nhũng nhiễu của các cấp chính quyền. Để xây dựng cho người dân niềm tin vào các hoạt động quản lý của chính quyền, chính quyền huyện cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai, thông báo rộng rãi kết quả để mọi người biết, tạo hiệu ứng dăn đe ngăn chặn vi phạm

Chính quyền huyện cũng cần xây dựng cơ chế khuyến khích về vật chất, tinh thần cho cán bộ quản lý, người dân thực hiện tốt, hoặc sáng tạo trong thực hiện quy chế dân chủ

đối lĩnh vực QLĐĐ. Thông qua việc tạo ra các lợi ích thiết thực người dân sẽ nhận thức được những quyền lợi cụ thể từ hành động tham gia của mình vào QLĐĐ của huyện, tránh tuyên truyền suông, nói một đằng làm một nẻo, Hiện nay, động cơ khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động QLĐĐ còn hạn chế, đối với cả người dân và cán bộ quản lý. Không có động cơ khuyến khích thì, chủ nghĩa hình thức trong thực hiện và tình trạng thiếu nhiệt tình của cán bộ sẽ vẫn còn tiếp diễn. Trong quản lý cần có sự thưởng phạt rõ ràng, Chính quyền huyện nên cấp bằng khen cho những phường thực hiện tốt việc lấy ý kiến người dân trong QLĐĐ, đô thị với một loạt các chỉ số chặt chẽ. Những hộ tham gia QLĐĐ cần được hưởng những sự ưu đãi của chính quyền, Sự tham gia của hộ gia đình vào quá trình lập quy hoạch, KHSDĐ cần được đưa vào tiêu chí bổ sung khi xét danh hiệu "gia đình văn hoá". Hiện danh hiệu này vẫn cấp cho những gia đình thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác. Huyện có thể điều chỉnh thêm các chỉ số về sự tham gia hoạt động cộng đồng. Người dân hiểu rằng tham gia sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho chính các hộ gia đình, thế nhưng trong khi những lợi ích đó còn chưa bộc lộ rõ rệt thì cần có những động cơ bổ sung như bằng khen hoặc vật chất để duy trì cho tới khi họ thấy được tác động lớn hơn. Cũng cần có các động cơ khuyến khích về mặt tài chính, như cho phép phường giữ lại nhiều nguồn tài chính hơn nếu họ giảm được tham nhũng và tiết kiệm trong chi tiêu. Có thể gắn mức thưởng dành cho các tổ chức đoàn thể với mức độ thành công của họ trong việc sử dụng các cơ chế tham gia. Tạo động cơ tài chính cho những phường có tiến bộ tốt về cải thiện dịch vụ, như tăng lương và dành cơ hội thăng chức cho những cán bộ nào thực hiện tốt việc quản lý có sự tham gia của người dân. Nên áp dụng động cơ khuyến khích không chỉ với các cán bộ dân cử mà còn cả đối với các tổ chức đoàn thể, để họ tham gia nhiều hơn trong QLĐĐ.

Trong điều kiện người dân chưa tự nguyện tham gia, có thể đào tạo các cán bộ đảng viên, cán bộ cơ sở như: tổ trưởng dân và cụm trưởng dân phố những kiến thức về luật pháp, quản lý để họ trở thành những hạt nhân nòng cốt trong công tác tuyên truyền, Những người này sẽ tổ chức gặp gỡ người dân tạo thành những nhóm ít người và tiến hành tổ chức tranh luận giải thích hướng dẫn những vướng mắc, cho người dân về luật đất đai.

Cần xác định các hạt nhân trong QLNN về đất đai của là các cán bộ đảng viên, cán bộ cơ sở, đặc biệt đảng viên và gia đình họ phải là những người đi đầu, gương mẫu trong quản lý và SDĐ, coi đây là một chỉ tiêu chính trong đánh giá chất lượng đảng viên. Từ đó sẽ tạo đà để mọi người noi theo và thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, của huyện.

Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với quần chúng nhân dân, các tổ chức, đoàn thể tham gia vào công tác QLĐĐ cần được chú ý cả chiều rộng và chiều sâu. Chính quyền huyện cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, giám sát quản lý và SDĐ, việc giám sát cần tập trung vào các khu vực “nhậy cảm”, các “điểm nóng” để giải quyết dứt điểm từng nội dung cụ thể, tránh chung chung. Chính quyền huyện cần khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân trong huyện nhận thức, hiểu và tự nguyện tham gia QLĐĐ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên.

3.3.6 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

3.3.6.1 Cơ sở của giải pháp

Thủ tục hành chính vốn luôn là một rào cản trong mối liên hệ giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan công quyền của nhà nước. Việc QLNN về đất đai có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào các thủ tục hành chính. Mặc dù hiện nay, các cơ quan nhà nước đều thực hiện cơ chế một cửa để giảm thiểu công sức, chi phí của người dân, tuy nhiên, bộ phận "một cửa" chỉ là nơi tiếp nhận và trả kết quả, chưa trực tiếp thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính mà phải chuyển tới các bộ phận chuyên môn thực hiện, nên thời gian, quy trình thực hiện còn rườm rà. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế một cửa nếu không gắn với việc đơn giản hóa quy trình thực hiện, hồ sơ giấy tờ, yêu cầu thì không đạt kế hoạch đề ra.

3.3.6.2 Mục tiêu của giải pháp

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai nhằm tiết kiệm được cho người dân và doanh nghiệp về thời gian và tiền bạc.

Tăng khả năng minh mạch, tạo thuận lợi tối đa và đơn giản hóa công tác quản lý đất đai, giải quyết TTHC cho tổ chức, người dân.

3.3.6.3 Nội dung thực hiện giải pháp

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa” để giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức. Tập trung hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ, cải tiến thủ tục ĐKĐĐ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, duy trì chế độ thủ trưởng các phòng ban của quận tiếp công dân tại cơ sở. Giải quyết triệt để các tranh chấp, vi phạm trong quản lý và SDĐ công bằng.

- Cần phải đơn giản hoá căn cứ và thủ tục cấp giấy chứng nhận theo hướng coi trọng hiện trạng sử dụng đất hơn là tìm hiểu về ngọn ngành về lịch sử hình thành và phát triển của nó. Thực tế sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, hoà thuận với xóm giềng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước là một cơ sở quan trọng chứng nhận quyền sử dụng đất chính đáng của người đó. Để làm được điều này nên đẩy mạnh hơn nữa vai trò của đơn vị chính quyền nhỏ nhất là Ủy ban nhân dân xã, phường cùng với hệ thống thôn tổ dân phố cũng như cảnh sát khu vực, những người hàng ngày lăn lộn với cuộc sống và biết rõ nhất tình hình sử dụng đất đai ở khu vực mình.

- Thực hiện tốt việc phân cấp phân quyền trong quản lý theo nguyên tắc: Công việc của đơn vị nào, cấp nào giải quyết tốt hơn thì giao cho đơn vị đó, cấp trên chỉ tập trung hướng dẫn và tăng cường kiểm tra giúp đỡ cấp dưới thức hiện. Rà soát, phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý.

3.4 Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn với mục tiêu là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Băc Kạn đến năm 2025. Để các giải pháp có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao luận văn dựa trên kết quả phân tích thực trạng của công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp sau: - Hoàn thiện và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý đất đai - Áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý sử dụng đất

- Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật và thông tin đất đai

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối với mỗi quốc gia, việc quản lý và sử dụng đất đai có tác động rõ rệt đến phát triển bền vững nên cần phải có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, vấn đề quản lý về đất đai nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu chung của xã hội được mọi quốc gia quan tâm. Quản lý nhà nước về đất đai có tốt thì sự phát triển kinh tế, xã hội mới bền vững, nhất là đối với một nước diện tích nhỏ, dân số lại rất đông như nước ta hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường. Vì vậy làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất từ cấp Trung Ương tới cấp xã để quản lý chặt chẽ đất đai, đảm bảo công bằng xã hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)