Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại cục thuế tỉnh quảng trị đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in min (Trang 42 - 45)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Bảng 2.1. Dân số và lao động của tỉnh Quảng Trị năm 2017

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Số lượng %

1. Tổng dân số 627.276 100,00

+ Phân theo giới tính

- Nam 308.234 49,14

- Nữ 319.042 50,86

+ Phân theo khu vực

- Thành thị 187.984 29,97

- Nông thôn 439.292 70,03

2. Lao động (trong độ tuổi lao động) 339.672 100,00

- Nông nghiệp 162.805 47,93

- CN- XDCB 58.831 17,32

- TM-DV 118.036 34,75

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2017)

Năm 2017 dân số của tỉnh là 627.276 người. Mật độ dân số 132 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các cơng trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.

Dân số trong độ tuổi lao động là 349.721 người. Số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế của tỉnh chiếm 54,15%. Lao động qua đào tạo chiếm 23,7%. Hiện nay, cơ cấu lao động tại tỉnh đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 2017 tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản 47,93%; công nghiệp, xây dựng 17,32% và thương mại, dịch vụ 34,75%.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, khơng có lợi thế về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như sân bay, cảng biển là những thách thức rất lớn đối với tỉnh trong việc thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Sự cố môi trường biển từ năm 2016 đến nay vẫn cịn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn; DN ở Quảng Trị chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, năng lực hạn chế, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định nên nguồn thu khó tăng trưởng và khơng bền vững.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Năm 2018 là năm thứ hai liên tiếp có 24/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tăng trưởng kinh tế đạt 7,12%, cùng với những chuyển biến tích cực từ tái cơ cấu nơng nghiệp, những dự án sản xuất công nghiệp, năng lượng điện đi vào khai thác, hoạt động thương mại qua biên giới và dịch vụ gia tăng. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người đạt 43,6 triệu đồng, tăng 11,2% so với năm 2017. Tích lũy và đầu tư phát triển tăng dần qua các năm; tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 30.658 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2017; tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội ước đạt 15.040 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2017.

Trong 03 năm 2016 – 2018, tỉnh đã vận động, thu hút được 08 dự án ODA với tổng vốn cam kết hơn 2.527 tỷ đồng và giải ngân được 93%; cấp chủ trương đầu tư cho 141 dự án với tổng vốn đăng ký 24.509 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.597 tỷ đồng, bằng 106% cùng kỳ năm 2017.

Các chính sách để hỗ trợ sản xuất phát triển của HĐND tỉnh ban hành kịp thời, tạo mơi trường thuận lợi, có tác động tích cực, thúc đẩy KT-XH phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực nơng nghiệp. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp cùng với cải cách thủ tục hành chính cũng đã thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đến thời điểm hiện tại, tồn tỉnh có 3.348 doanh nghiệp và 291 HTX được chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, giải quyết việc làm cho 40.000 lao động trong doanh nghiệp và 95.300 thành viên trong các HTX, đóng góp 47,6% GDP.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính cũng nêu ra những hạn chế và thách thức của nền kinh tế tỉnh về thực hiện chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giai đoạn kế hoạch năm 2016 – 2020; giá trị gia tăng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chuyển biến chậm; vẫn còn thất thu ngân sách trên một số lĩnh vực; tích lũy và đầu tư xã hội vẫn chưa thống kê đầy đủ; chỉ số năng lực cạnh tranh chuyển biến chậm; một số dự án trọng điểm vẫn chưa hoàn tất thủ tục để khởi công…

Trước những khó khăn đó nên tình hình hoạt động và kê khai thuế của DN năm 2017 đạt kết quả thấp. Qua thống kê tình hình hoạt động và kê khai thuế của DN trên địa bàn trong 03 năm 2016-2018 cho thấy: So với cùng kỳ năm 2016, mặc dù số DN tăng, nhưng trong tổng số DN đang hoạt động thì DN phát sinh doanh thu chỉ có 68% (giảm 2%); DN có phát sinh số thuế phải nộp 39% (giảm 5%); DN có phát sinh số thuế phải nộp trên DN có phát sinh doanh thu 58% (giảm 3%); doanh thu năm 2017 giảm 12% và số thuế phát sinh phải nộp giảm 2,5%. Số thu NSNN năm 2018 do HĐND tỉnh giao là 2.295 tỷ đồng. Tổng số thu nội địa ước thực hiện được 2.300 tỷ đồng, đạt 102,45% dự toán pháp lệnh, đạt 100,22% dự toán HĐND và bằng 105,08% so với cùng kỳ;Trừ tiền sử dụng đất, ước thực hiện được 1.720 tỷ đồng, đạt 91,73% dự toán pháp lệnh, đạt 89,35% dự toán HĐND và bằng 107,37% so với cùng kỳ. Phần lớn các DN lựa chọn hình thức đặt in hóa đơn để sử dụng

nhằm để thuận lợi và giảm thiểu thời gian, chi phí đến cơ quan thuế mua hóa đơn như trước đây. Điều này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác quản lý thuế nói chung, quản lý cơng tác hóa đơn nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

(Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị ngày 05/12/2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại cục thuế tỉnh quảng trị đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in min (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)