Kinh nghiệm quản lý hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại cục thuế tỉnh quảng trị đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in min (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

1.1.5. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên

Cũng như các cơ quan thuế địa phương lân cận, để nâng cao chất lượng kiểm tra ấn chỉ thuế, những năm qua Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý ấn chỉ thuế. Công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế đã được đổi mới một cách toàn diện, thực hiện thanh kiểm tra theo yếu tố rủi ro trong tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến việc triển khai thực hiện. Công tác thanh kiểm tra thuế đã tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Triển khai kiểm tra các lĩnh vực mới nhằm nhận diện các hành vi vi phạm về thuế, phục vụ cho công tác kiểm tra thông qua ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn, tập trung cơ sở dữ liệu về người nộp thuế. Kết quả năm 2018: Bộ phận Ấn chỉ thuộc Phòng Hành chính-Quản trị-Tài vụ-Ấn chỉ đã tham mưu lãnh đạo ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng Hóa đơn: 9 trường hợp, số tiền phạt: 71 triệu đồng (Công ty TNHH Xây dựng Thành Tiến: 35 triệu đồng; Công ty CP xăng dầu dầu khí Phú Yên: 4 triệu đồng; Trường Đại học Xây dựng Miền Trung: 4 triệu đồng; Bệnh viện sản nhi Phú Yên: 6 triệu đồng; Công ty CP Đầu tư Thủy sản Tập đoàn Biển: 4 triệu đồng; Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời: 4 triệu đồng; Công ty Điện lực Phú Yên: 6 triệu đồng; Công ty CP Đầu tư xây dựng ICV Việt Nam: 4 triệu đồng; Công ty CP Sài Gòn Du lịch Phú Yên: 4 triệu đồng).

1.1.6. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Quảng Trị trong công tác quản lý các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã thực hiện công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý hóa đơn nói riêng trên cơ sở các quy định, quy trình chung từ Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, bên cạnh đó cũng đã có ý thức nâng cao tinh thần học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan thuế địa phương. Qua quá trình xử lý công việc theo quy trình quản lý hóa đơn, quy trình kiểm tra thuế,…đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, kết quả thu qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung lồng ghép công tác kiểm tra hóa đơn nói riêng đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

Năm 2016, thực hiện thanh tra 119 DN, đạt 129% kế hoạch Tổng cục giao. Kết quả xử lý sau thanh tra hoàn thành 109 DN. Truy thu qua thanh tra: 8,024 tỷ đồng; Thu hồi tiền hoàn thuế GTGT: 724 triệu đồng; Phạt vi phạm hành chính, chậm nộp: 2,706 tỷ đồng; Giảm số lỗ trên hồ sơ quyết toán: 20,816 tỷ đồng; Giảm thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau là: 1,780 tỷ đồng; Loại thuế GTGT đầu vào không thanh toán qua ngân hàng là: 336 triệu đồng.Trong năm đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, hoàn chỉnh hồ sơ và xử lý 660 đơn vị, đạt 106% kế hoạch kiểm tra 2016, bằng 102% so với cùng kỳ. Số thuế truy thu qua kiểm tra 17,976 tỷ đồng; Phạt vi phạm hành chính 6,3 tỷ đồng; Số thuế truy thu và tiền phạt qua kiểm tra đã nộp NSNN là 17,788 tỷ. Số hồ sơ kiểm tra tại bàn: 7.397 lượt hồ sơ. Tổng số hóa đơn gửi đi xác minh 5.782 hóa đơn, số hóa đơn đã nhận kết quả 3.232 hóa đơn; tổng số hóa đơn nhận xác minh 4.068 hóa đơn, số hóa đơn trả lời xác minh 3.507 hóa đơn. Quá trình thanh kiểm tra đã phát hiện và xử lý một số hành vi vi phạm khá phổ biến như: Không thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định mà thanh toán bằng hình thức bên mua nộp tiền mặt trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của bên bán hoặc thanh toán bằng tiền mặt nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT; Lập hóa đơn bán và tờ khai xuất khẩu trước thời điểm ghi trên hóa đơn mua vào; Giá hàng hóa bán ra thấp so với giá giao dịch thông thường trên thị trường; Xác định không đúng kết quả kinh doanh được ưu đãi theo địa bàn được

ưu đãi; Lập bảng kê mua hàng chưa phù hợp; Kê khai trùng lặp hóa đơn mua vào, kê khai sai về mặt số học;…

Năm 2017, Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trong năm 2017 là 822 đơn vị, đạt 104,4% kế hoạch Tổng cục giao, bằng 84% so với cùng kỳ. Kết quả: Số thuế truy thu qua thanh tra, kiểm tra 28,081 tỷ đồng; Truy hoàn 190 triệu đồng; Phạt vi phạm hành chính 7,321 tỷ đồng; Giảm khấu trừ 21,286 tỷ đồng; Giảm lỗ 171,524 tỷ đồng; Số đã nộp vào NSNN là 32,377 tỷ đồng. Kết quả công tác kiểm tra hóa đơn:

+ Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở NNT: có 136 hồ sơ có sai sót, số tiền phạt vi phạm qua kiểm tra: 2,444 tỷ đồng; đã nộp 2,278 tỷ đồng.

+ Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở CQT: có 70 hồ sơ có sai sót, số tiền phạt vi phạm qua kiểm tra: 172,8 triệu đồng; đã nộp 163,2 triệu đồng.

+ Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp: 2 DN với 33 hóa đơn, hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn: 3 DN với 3 hóa đơn; Số thuế truy thu do vi phạm: 1,707 tỷ đồng, số tiền phạt do vi phạm: 203 triệu đồng; Đã nộp là 1,707 tỷ đồng.

+ Tổng số hóa đơn gửi đi xác minh 4.121 hóa đơn, số hóa đơn đã nhận kết quả 1.926 hóa đơn; tổng số hóa đơn nhận xác minh 1.110 hóa đơn, số hóa đơn trả lời xác minh 1.020 hóa đơn.

Năm 2018, theo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế đến ngày 31/12/2018 của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, qua công tác thanh tra kiểm tra đã đạt những kết quả khả quan, cụ thể: Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trong năm 2018 là 671 đơn vị, đạt 99% kế hoạch Tổng cục giao, bằng 82% so với cùng kỳ. Kết quả: Số thuế truy thu qua thanh tra, kiểm tra 18,277 tỷ đồng; Truy hoàn 12,7 triệu đồng; Phạt vi phạm hành chính 5.494 triệu đồng; Giảm khấu trừ 5,798 tỷ đồng; Giảm lỗ 70,545 tỷ đồng; Số đã nộp vào NSNN là 18,826 tỷ đồng. Trong đó, kết quả công tác kiểm tra hóa đơn:

+ Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở NNT: có 443 hồ sơ có sai sót, số tiền phạt vi phạm qua kiểm tra: 202,732 triệu đồng; đã nộp 150,268 triệu đồng.

+ Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở CQT: có 91 hồ sơ có sai sót, số tiền phạt vi phạm qua kiểm tra: 39,7 triệu đồng; đã nộp 39,4 triệu đồng.

+ Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp: 5 DN, hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn: 1 DN đã chuyển hồ sơ sang Công an thụ lý; số tiền phạt do vi phạm: 7,8 triệu đồng; Đã nộp là 7,8 triệu đồng.

+ Tổng số hóa đơn gửi đi xác minh 7.287 hóa đơn, số hóa đơn đã nhận kết quả 3.898 hóa đơn; tổng số hóa đơn nhận xác minh 930 hóa đơn, số hóa đơn trả lời xác minh 707 hóa đơn.

Cho phép DN được sử dụng hóa đơn đặt in là một thay đổi cơ bản trong quản lý hóa đơn của ngành thuế và tạo sự thuận lợi, chủ động cho DN trong sử dụng hóa đơn, tuy nhiên do số lượng DN lớn, số lượng hóa đơn sử dụng nhiều và cơ sở dữ liệu của ngành thuế về quản lý hóa đơn chưa đồng bộ nên các biện pháp quản lý gặp khó khăn trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm và xử lý sai phạm về hóa đơn đặt in. Các văn bản hướng dẫn thực hiện còn nặng về xử lý tình huống và thay đổi liên tục trong khi hóa đơn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tính doanh thu bán hàng, kê khai nộp thuế và quản lý tài chính của DN nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung đòi hỏi chính sách phải đồng bộ, ổn định dài hạn thì các biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế lồng ghép công tác quản lý hóa đơn mới đạt hiệu quả.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓAĐƠN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ ĐốI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG HÓA

ĐƠN ĐẶT IN 2.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Nguồn: google.com.vn

Hình 2.1: Bản đồđịa lý tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài từ 16018’ -17010’ độ vĩ Bắc và 106032’-107024’ độ kinh Đông. Phía Bắc của Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía Nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 - 1975).

Quảng Trị nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam

nóng ẩm quanh năm. Khí hậu ở vùng này khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.

Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nước ta. Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải...Tính phân bậc của địa hình từ Tây sang Đông thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía Tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía Đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Đồng bằng hẹp, cấu tạo bởi phù sa ở giữa lại thấp và là nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam.

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội2.1.2.1. Dân sốvà lao động 2.1.2.1. Dân sốvà lao động

Bảng 2.1. Dân số và lao động của tỉnh Quảng Trị năm 2017

Đơn vị tính: người

Chỉtiêu Sốlượng %

1. Tổng dân số 627.276 100,00

+ Phân theo giới tính

- Nam 308.234 49,14

- Nữ 319.042 50,86

+ Phân theo khu vực

- Thành thị 187.984 29,97

- Nông thôn 439.292 70,03

2. Lao động (trong độ tuổi lao động) 339.672 100,00

- Nông nghiệp 162.805 47,93

- CN- XDCB 58.831 17,32

- TM-DV 118.036 34,75

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trịnăm 2017)

Năm 2017 dân số của tỉnh là 627.276 người. Mật độ dân số 132 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.

Dân số trong độ tuổi lao động là 349.721 người. Số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế của tỉnh chiếm 54,15%. Lao động qua đào tạo chiếm 23,7%. Hiện nay, cơ cấu lao động tại tỉnh đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 2017 tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản 47,93%; công nghiệp, xây dựng 17,32% và thương mại, dịch vụ 34,75%.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, không có lợi thế về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như sân bay, cảng biển là những thách thức rất lớn đối với tỉnh trong việc thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Sự cố môi trường biển từ năm 2016 đến nay vẫn còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn; DN ở Quảng Trị chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, năng lực hạn chế, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định nên nguồn thu khó tăng trưởng và không bền vững.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Năm 2018 là năm thứ hai liên tiếp có 24/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tăng trưởng kinh tế đạt 7,12%, cùng với những chuyển biến tích cực từ tái cơ cấu nông nghiệp, những dự án sản xuất công nghiệp, năng lượng điện đi vào khai thác, hoạt động thương mại qua biên giới và dịch vụ gia tăng. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người đạt 43,6 triệu đồng, tăng 11,2% so với năm 2017. Tích lũy và đầu tư phát triển tăng dần qua các năm; tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 30.658 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2017; tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội ước đạt 15.040 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2017.

Trong 03 năm 2016 – 2018, tỉnh đã vận động, thu hút được 08 dự án ODA với tổng vốn cam kết hơn 2.527 tỷ đồng và giải ngân được 93%; cấp chủ trương đầu tư cho 141 dự án với tổng vốn đăng ký 24.509 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.597 tỷ đồng, bằng 106% cùng kỳ năm 2017.

Các chính sách để hỗ trợ sản xuất phát triển của HĐND tỉnh ban hành kịp thời, tạo môi trường thuận lợi, có tác động tích cực, thúc đẩy KT-XH phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp cùng với cải cách thủ tục hành chính cũng đã thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 3.348 doanh nghiệp và 291 HTX được chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, giải quyết việc làm cho 40.000 lao động trong doanh nghiệp và 95.300 thành viên trong các HTX, đóng góp 47,6% GDP.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính cũng nêu ra những hạn chế và thách thức của nền kinh tế tỉnh về thực hiện chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giai đoạn kế hoạch năm 2016 – 2020; giá trị gia tăng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chuyển biến chậm; vẫn còn thất thu ngân sách trên một số lĩnh vực; tích lũy và đầu tư xã hội vẫn chưa thống kê đầy đủ; chỉ số năng lực cạnh tranh chuyển biến chậm; một số dự án trọng điểm vẫn chưa hoàn tất thủ tục để khởi công…

Trước những khó khăn đó nên tình hình hoạt động và kê khai thuế của DN năm 2017 đạt kết quả thấp. Qua thống kê tình hình hoạt động và kê khai thuế của DN trên địa bàn trong 03 năm 2016-2018 cho thấy: So với cùng kỳ năm 2016, mặc dù số DN tăng, nhưng trong tổng số DN đang hoạt động thì DN phát sinh doanh thu chỉ có 68% (giảm 2%); DN có phát sinh số thuế phải nộp 39% (giảm 5%); DN có phát sinh số thuế phải nộp trên DN có phát sinh doanh thu 58% (giảm 3%); doanh thu năm 2017 giảm 12% và số thuế phát sinh phải nộp giảm 2,5%. Số thu NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại cục thuế tỉnh quảng trị đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in min (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)