Biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực phải vá thông liên nhĩ ở trẻ dưới 10 kg tại bệnh viện e (Trang 40 - 43)

2.4.2.1. Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

 Tuổi: được tính theo đơn vị tháng.

 Giới: nam, nữ.

 Cân nặng: tính theo đơn vị kg.

 Phân độ suy dinh dưỡng: dựa vào bảng Z-score của WHO(2006) để phân loại dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi: suy dinh dưỡng nặng (<3SD),suy dinh dưỡng vừa (-3SD đến -2SD), không suy dinh dưỡng (> -2SD) .

 Đặc điểm lồng ngực trước phẫu thuật: bình thường, lõm ngực, lồi ngực, biến dạng khác.

 Đặc điểm XQuang trước phẫu thuật: chỉ số tim - ngực, cung động mạch phổi có phồng hay không.

 Đặc điểm điện tâm đồ trước phẫu thuật: nhịp tim (nhịp xoang, loạn nhịp,block nhĩ thất), block nhánh phải hoàn toàn hay không hoàn toàn, trục điện tim (trục trái, trục phải, trục trung gian). Tăng gánh thất phải hay không

 Đặc điểm siêu âm qua thành ngực trước mổ: đường kính gốc ĐMP, đường kính gốc động mạch chủ, đường kính thất trái, đường kính thất phải, phân suất tống máu (EF), ALĐMP đo trên siêu âm, tỷ lệ TP/ TT, phân loại lỗ thông theo giải phẫu (lỗ thứ nhất, lỗ thứ 2, thể xoang tĩnh mạch chủ, thể xoang vành, nhiều lỗ), kích thước lỗ thông trên siêu âm.

 Diện tích bề mặt cơ thể (BSA) tính theo cân nặng: tính theo công thức BSA=[4Wkg + 7] / [90 + Wkg] . Từ đó tính các giá trị trung bình bình thường của đường kính gốc ĐMP, đường kính gốc động mạch chủ, đường kính thất trái, đường kính thất phải trên siêu âm dựa vào Z-score và so sánh với siêu âm của bệnh nhân.

2.4.2.2. Các biến số của mục tiêu 1 (nhận xét đặc điểm kỹ thuật phương pháp vá thông liên nhĩ ít xâm lấn qua đường mở ngực phải ở trẻ em có cân nặng ≤ 10kg)

 Cách đặt ống nội khí quản: một nòng hay hai nòng, có làm xẹp phổi hay không.

 Vị trí và chiều dài đường rạch da.

 Có bơm CO2 vào trường mổ hay không.

 Cách thức thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể: cách đặt ống động mạch, cách đặt ống tĩnh mạch chủ trên, cách đặt ống tĩnh mạch chủ dưới.

 Thời gian thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể: là thời gian tính từ khi bắt đầu rạch da tới khi bắt đầu chạy máy tim phổi nhân tạo.

 Cách thức bảo vệ cơ tim.

 Cách thức đóng lỗ thông: khâu trực tiếp hay vá bằng miếng vá nhân tạo.

2.4.2.3. Các biến số của mục tiêu 2 (đánh giá kết quả của phẫu thuật áp dụng ở trẻ có cân nặng ≤10 kg tại bệnh viện E)

+ Đánh giá trong mổ và giai đoạn hậu phẫu

 Đặc điểm lỗ thông trong mổ: thương tổn giải phẫu của lỗ thông được mô tả trong tường trình phẫu thuật, so sánh với mô tả trong siêu âm qua thành ngực trước phẫu thuật.

 Thời gian phẫu thuật: thời gian từ lúc bắt đầu rạch da tới khi kết thúc cuộc mổ tính bằng đơn vị phút.

 Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể: thời gian tính từ khi bắt đầu chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể tới khi ngừng máy.

 Thất bại kỹ thuật: khi không thực hiện được kỹ thuật hoặc xảy ra tai biến, biến chứng như: phải mở rộng vết mổ, phải cưa xương ức để xử lý, phải mổ lại vì bất kỳ lý do gì.

 Các tai biến, biến chứng trong và sau mổ: chảy máu phải mổ lại, rối loạn nhịp tim sau mổ, tắc mạch khí, tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da, tràn máu màng phổi phải, máu cục khoang màng phổi, tràn máu màng tim, xẹp phổi, tổn thương thần kinh hoành, nhiễm trùng vết mổ, block nhĩ thất, lỗ thông còn tồn lưu, tử vong.

 Các thông số trong thời gian nằm hồi sức: thời gian thở máy sau mổ (giờ), thời gian nằm hồi sức (ngày), thời gian nằm viện sau mổ (ngày), lượng dịch qua dẫn lưu (ml) thời gian rút dẫn lưu sau mổ (ngày), số lượng máu phải truyền (ml).

+ Đánh giá trước khi ra viện:

 Kết quả siêu âm qua thành ngực trước ra viện: phân suất tống máu (EF), tỷ lệ đường kính thất phải/ đường kính thất trái.

+ Đánh giá khi mời khám lại:

 Thời gian khám lại: được tính từ khi ra viện đến khi khám lại, chia thành các nhóm ≤6 tháng, 6-12 tháng, > 12 tháng.

 Tuổi khi khám lại: tính theo đơn vị tháng.

 Cân nặng khi khám lại: tính theo đơn vị Kg.

 Phân độ suy dinh dưỡng: dựa vào bảng Z-score của WHO(2006) để phân loại dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi: suy dinh dưỡng nặng (<3SD),suy dinh dưỡng vừa (-3SD đến -2SD), không suy dinh dưỡng (> -2SD) .

 Lồng ngực khi khám lại: bình thường, lõm, lồi, biến dạng.

 Kết quả Xquang khi khám lại: chỉ số tim - ngực, cung động mạch phổi có phồng hay không.

 Kết quả điện tâm đồ khi khám lại: nhịp tim (nhịp xoang, loạn nhịp,block nhĩ thất), block nhánh phải hoàn toàn hay không hoàn toàn, trục điện tim (trục trái, trục phải, trục trung gian).

 Kết quả siêu âm qua thành ngực khi khám lại: phân suất tống máu (EF), tỷ lệ đường kính thất phải/ đường kính thất trái, có luồng thông tồn lưu hay không.

 Diện tích bề mặt cơ thể (BSA) tính theo cân nặng: tính theo công thức BSA=[4Wkg + 7] / [90 + Wkg] từ đó tính các giá trị trung bình bình thường của đường kính gốc ĐMP, đường kính gốc động mạch chủ, đường kính thất trái, đường kính thất phải trên siêu âm dựa vào Z-score và so sánh với siêu âm của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực phải vá thông liên nhĩ ở trẻ dưới 10 kg tại bệnh viện e (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)