Tên gọi của thuốc nhuộm

Một phần của tài liệu Hoá học thuốc nhuộm (Trang 90 - 93)

Nước ta hiện nay chưa có công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, tất cả thuốc nhuộm dùng cho ngành dệt và một số ngành khác đều phải nhập ngoại nên chưa có qui định gọi tên thuốc nhuộm riêng của nước ta, chúng ta phải dùng tên gọi của các nước và hãng sản xuất thuốc nhuộm thế giới. Vì thế việc nắm vững tên gọi của thuốc nhuộm và các ký hiệu về tính năng của chúng để sử dụng cho đúng là điều rất quan trọng.

Vấn đề này còn phức tạp thêm nữa do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, bên cạnh những màu đã có tên gọi lịch sử lại xuất hiện thêm các

thuốc nhuộm mới với các tên riêng của mỗi hãng để độc quyền sản xuất, quảng cáo và cạnh tranh. Nhiều thuốc nhuộm tuy cùng thuộc về nhóm phân lớp kỹ thuật nhưng lại có tên gọi khác nhau. Nhìn chung tên gọi của thuốc nhuộm gồm ba phần:

- Phần thứ nhất: viết cả chữ, chỉ tên lớp thuốc nhuộm theo phân lớp kỹ thuật như: trực tiếp, axit, hoạt tính... Nếu như không dùng các từ trên mà dùng tên riêng của hãng sản xuất thì phải hiểu nó thuộc về lớp thuốc nhuộm nào. Thí dụ: procion, cibacron (hoạt tính), terasil (phân tán);

- Phần thứ hai: viết cả chữ, thường là các tính từđể chỉ màu của thuốc nhuộm, có thể

là màu đơn như: xanh lam (blue), đỏ (red), vàng (yellow) hoặc một tập hợp từ để chỉ các màu kép như: gold orange (da cam - vàng kim) red - violet (tím đỏ), jade - green (xanh lục sẫm);

- Phần thứ ba: được viết bằng chữ cái và chữ số để chỉ sắc và cường độ của sắc. Người ta cũng dùng một số chữ cái để chỉ tính chất sử dụng riêng của mỗi thuốc nhuộm. Một số chữ cái là đầu của các từ có nghĩa giống nhau trong tên gọi bằng tiếng la tinh của một số nước được dùng chung, thừa nhận nhưđã quốc tế hoá, đó là:

B: chỉ sắc xanh lam (từ chữ blue (Anh), bleu (Pháp), blau (Đức); R: chỉ sắc đỏ (cũng từ chữ red (Anh), rouge (Pháp), rot (Đức); G: chỉ sắc vàng (gelb (Đức)).

Để chỉ cường độ của sắc màu người ta thường dùng hai chữ cái liền nhau như: BB, RR, GG, hoặc đặt chữ số trước các chữ cái như: 2B, 3B, 6B, 2R, 5R... Chữ số càng to cho biết sắc màu càng mạnh. Những sắc trung gian được ký hiệu bằng hai chữ cái liền nhau.

Những chữ cái chỉ sắc hay tính chất sử dụng riêng do các hãng ký hiệu rất đa dạng, cần thận trọng sử dụng để tránh nhầm lẫn. Dưới đây là những trường hợp thường gặp:

A: chỉ rằng thuốc nhuộm inđigosol được sản xuất từ thuốc nhuộm algol (do hãng Durand của Thuỵ Sĩ sản xuất) có độ bền màu kém hơn inđanthrene, thí dụ, indigosol green AB;

D: chỉ rằng thuốc nhuộm có khả năng bị bóc màu, phá màu từ chữ dischargeable (dùng cho thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính, azo không tan và inđigo). Khi có chữ D đứng sau tên gọi của thuốc nhuộm hoàn nguyên thì có nghĩa là sản phẩm ở dạng bột mịn phân tán cao;

E: chỉ thuốc nhuộm có độ bền màu cao do hãng Bayer dùng cho những thuốc nhuộm của hãng này chế tạo từ sau năm 1945, lấy từ chữ Echt, thí dụ, indanthrene brilliant green E3G;

F: là ký hiệu của nhiều hãng sản xuất thuốc nhuộm ở Châu Âu để chỉ thuốc nhuộm hoàn nguyên có độ bền màu cao với nhiều chỉ tiêu như: bền với giặt, ánh sáng và khí quyển (từ chữ fast), thí dụ, durindone rose FF;

FA: là ký hiệu chỉ những thuốc nhuộm hoàn nguyên bền màu, sản xuất ở dạng nhão

để in hoa theo phương pháp hai pha và hấp nhanh, thí dụ, Durindone rose FF−FA (hãng ICI chế tạo), Solanthrene noir BL−FA (hãng Francolor chế tạo);

FD: là ký hiệu dùng để chỉ những thuốc nhuộm được sản xuất ở dạng bột mịn phân tán cao (fine disperse) do hãng ICI dùng và được đặt trước tên gọi của thuốc nhuộm, thí dụ, FD - caledon jade green XBN;

FDN: chỉ loại thuốc nhuộm bột mịn phân tán cao mới được sản xuất (từ chữ fine disperse new) do hãng ICI dùng. Thí dụ, FDN Caledon gold - yelow GK;

GF: chỉ thuốc nhuộm bền với khí thoát ra từống khói (từ chữ gaz - fast);

GFL: chỉ thuốc nhuộm bền với khói lò và ánh sáng (từ các chữ gaz - fast - light); H: Có nhiều nghĩa khác nhau khi đứng sau tên gọi của thuốc nhuộm, cần phân biệt

để tránh nhầm lẫn;

- Nếu là thuốc nhuộm indigosol thì có nghĩa rằng nó là dẫn xuất của helidon, thí dụ. indigosol orange HR;

- Nếu là thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan cũng chỉ rằng nó thuộc nhóm helidon, thí dụ, indanthrene rot - violet RH;

- Nếu là thuốc nhuộm hoạt tính thì chỉ rằng nó có thể nhuộm ở nhiệt độ cao (từ chữ

hot), thí dụ, procion brillian sky - blue H5S;

- Nếu là thuốc nhuộm phân tán thì có nghĩa là nó bền vớì nhiệt, thí dụ, Selisol red - brown HWL;

I: Khi đứng sau tên gọi của thuốc nhuộm cũng có ý nghĩa cần lưu ý để hiểu cho đúng như:

- chỉ những thuốc nhuộm indigosol và indanthrene có độ bền màu cao do hãng Duland sản xuất, thí dụ, Indigosol Sky blue, IB;

- chỉ rằng thuốc nhuộm được dùng để in hoa do hãng Francolor sản xuất từ đầu chữ

Impression, thí dụ, solanthrene gris 4BI;

ITR: Tập hợp ba chữ này chỉ rằng màu đỏ alizarin của thuốc nhuộm naphtol có độ

bền màu ngang thuốc nhuộm hoàn nguyên (indanthrene Turkish rot), thí dụ, naphtol AS - ITR.

J: chỉ sắc vàng (từ chữ Jaune theo tiếng Pháp) do hãng Francolor (Pháp) đặt tên; K: là ký hiệu chỉ những thuốc nhuộm hoàn nguyên và hoạt tính phải nhuộm ở nhiệt

độ thấp (từ chữ "kalt" của tiếng Đức), thí dụ, indanthrene gold - yellow GK;

L: là ký hiệu chỉ thuốc nhuộm có độ bền màu cao với ánh sáng, tương ứng với chữ đầu từ của tiếng Anh, Pháp, Đức đều đồng nghĩa là ánh sáng: light, lumière, licht, thí dụ, Terasil orange 5 GL;

LL: là ký hiệu những thuốc nhuộm có độ bền màu đặc biệt cao với ánh sáng hoặc chỉ

thuốc nhuộm có độ hoà tan cao (từ chữ loslich);

LSW: là ký hiệu tập hợp của các tính chất: bền với ánh sáng, bền với thăng hoa và bền với giặt (từ các chữ: light - sublimathion, washing), thí dụ, Eastman polyester rose RLSW;

M: là ký hiệu chỉ những thuốc nhuộm hoạt tính cần nhuộm trong điều kiện êm dịu (từ chữ mild) như: nhiệt độ thấp, nồng độ kiềm trong máng thấp;

N: là ký hiệu những thuốc nhuộm mới được sản xuất từ đầu các chữ new, nouveau, nếu của tiếng Anh - Pháp - Đức đều đồng nghĩa là mới, thí dụ, Solanthrène red N4B;

O: chỉ rằng thuốc nhuộm inđigosol được sản xuất từ thuốc nhuộm inđigo, nghĩa là từ

gốc ban đầu (từ chữ origin);

P: là ký hiệu chỉ rằng thuốc nhuộm dùng để nhuộm giấy (từ chữ paper, papier), thí dụ, Solanthrene Violet 4RP;

- để chỉ thuốc nhuộm có thể nhuộm cho xơ polyamit, do hãng Bayer và Geigy sản xuất;

S: là ký hiệu có nhiều ý nghĩa cũng cần phân biệt chính xác như sau:

- chỉ thuốc nhuộm có hàm lượng bằng hàm lượng màu nguyên chất của mẫu chuẩn (từ chữ standard brand) do hãng ICI dùng, chỉ rằng thuốc nhuộm bền với mồ hôi (từ chữ

schweiss) do hãng Geigy sản xuất;

- đối với thuốc nhuộm axit neolan do hãng Ciba sản xuất chỉ rằng thuốc nhuộm có thể nhuộm được tơ tằm (từ chữ silk, seike);

- chỉ rằng thuốc nhuộm dễ hoà tan trong nước (từ chữ soluble); - đối với thuốc nhuộm phân tán chỉ rằng nó bền với thăng hoa; SF: chỉ rằng thuốc nhuộm siêu bền (từ chữ super-fast);

SE: là ký hiệu chỉ thuốc nhuộm bền với muối (từ chữ salz-echt),

SQ: chỉ loại thuốc nhuộm được nghiền rất mịn, có chất lượng cao do hãng ICI ký hiệu (từ chữ super fine quality);

T: chỉ thuốc nhuộm được sản xuất để nhuộm xơ terilen;

TR: chỉ các màu đỏ của thuốc nhuộm naphtol có độ bền màu cao (từ chữ Turkish roi), thí dụ, naphtol AS-TR;

W: là ký hiệu có các ý nghĩa sau:

- chỉ thuốc nhuộm có độ bền với nước (water); - chỉ thuốc nhuộm bền với giặt (washing);

- chỉ rằng một số thuốc nhuộm trực tiếp có thể dùng để nhuộm hỗn hợp len - bông (wool - cotton);

X, XX: là ký hiệu chỉ những thuốc nhuộm có độ bền màu rất cao (extra), thí dụ, caledon jade green XBNS;

Y: là ký hiệu chỉ thuốc nhuộm có sắc phớt vàng (từ chữ yellow), thí dụ, durindone red Y; Z: chỉ những thuốc nhuộm inđigosol có cấu trúc đối xứng.

Ngoài những trường hợp kể trên nếu như sau tên gọi của thuốc nhuộm còn có các con số như: 150%, 200%, 300% thì có nghĩa rằng những sản phẩm này có hàm lượng thuốc nhuộm nguyên chất cao hơn mẫu chuẩn là 1,5, 2 và 3 lần. Cần nắm vững ký hiệu này để tính toán màu khi thiết kế công nghệ nhuộm.

Trường hợp gặp những tên thuốc nhuộm viết như sau:

CI disperse red 60 hay CI disperse blue 79 v.v., thì những chỉ số 60, 79 là số hiệu màu của nó trong Color Index của mục thuốc nhuộm phân tán.

Trong tập sách này chúng tôi kết hợp dịch tên thuốc nhuộm sang tiếng Việt, giữ

nguyên ký hiệu của chữ cái và ghi chú bằng tiếng nước ngoài để tiện cho việc học tập và tham khảo.

Một phần của tài liệu Hoá học thuốc nhuộm (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)