Khái niệm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 28 - 29)

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.

Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.

Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu như:

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch được hiểu là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một công việc kiếm tiền sinh sống”.

Đối với Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp Lệnh Du Lịch Việt Nam công bố ngày 20/2/1999 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Các khái niệm nêu trên đều phản ánh bản chất thực tế của hoạt động này. Nhìn chung, du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)