Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 65 - 68)

Từ những nhận định trên, ta có thể thấy Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhưng trong quá trình khai thác và phát triển còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính của tình trạng này được xác định đó là:

- Ngành du lịch Tỉnh đang thiếu một chiến lược marketing dài hơi, sự đầu tư bài bản và hợp lý. Các doanh nghiệp du lịch hoạt động nhỏ lẻ, việc phối hợp, hợp tác giữa lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ gắn kết khai thác có hiệu quả dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá để thu hút khách nhưng không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn mang tính du lịch mùa vụ và du lịch cuối tuần, thường quá tải trong những ngày lễ lớn. Vì vậy vào những đợt cao điểm xuất hiện tình trạng giá cả tăng cao và nạn “chặt, chém nhà hàng, quán ăn”.

- Phần lớn lao động là đội ngũ nhân viên trong các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn tư nhân, chủ yếu là các thành viên trong gia đình và một bộ phận đáng kể lao động từ ngành nghề khác chuyển sang làm du lịch.

- Những trở ngại về giao thông cũng là nguyên nhân chính khiến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu kém sức hút. Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách có hai lựa chọn phương tiện đến Bà Rịa – Vũng Tàu là đường bộ và đường thủy. Trong đó, đi đường thủy bằng tàu cánh ngầm sẽ rút ngắn thời gian di chuyển. Tuy nhiên, những

sự cố liên tục xảy ra ở tàu cánh ngầm như chậm chuyến, hủy chuyến, hỏng máy trên biển làm du khách ngần ngại với phương tiện này.

- Xu hướng đi du lịch bằng đường biển được ưa chuộng ở các nước phát triển. Là tỉnh ven biển, Bà Rịa – Vũng Tàu có một hệ thống cảng nước sâu dày đặc đủ sức tiếp nhận tàu container tải trọng lớn nhưng lại không có cảng chuyên dụng dành cho tàu du lịch cao cấp neo đậu.

- Sản phẩm du lịch, loại hình du lịch của Tỉnh vẫn còn đơn điệu lại na ná nhau (như tắm biển, ăn hải sản, tham quan một số di tích, đình chùa); các dịch vụ phụ trợ còn hạn chế; các di tích lịch sử thiếu sự đầu tư, nâng cấp; thiếu khu vui chơi giải trí và các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc có thể thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú khách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đã khái quát tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua, đi sâu vào xem xét những tiềm năng của ngành du lịch Tỉnh, phân tích và đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, cũng đã đưa ra được nhận định, với việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch Tỉnh, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong chương 3.

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)