Tăng cường liên doanh với các đối tác trong nước, ưu tiên cho các dự án đầu tư trong nước. Hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn tại thành phố Vũng Tàu, Long
Hải – Phước Hải, Côn Đảo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo tính đồng bộ và đặc sắc của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thành lập trung tâm xúc tiến du lịch MICE với sự tham gia các đối tác như các khách sạn, các công ty lữ hành, trung tâm hội chợ triễn lãm,… Trung tâm này sẽ kết nối với trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để quảng bá, thu hút khách MICE cho Tỉnh.
Đánh giá lại tốc độ đầu tư các khu du lịch, chất lượng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch; công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái; xác lập và duy trì, nuôi dưỡng tốt mối quan hệ với cộng đồng địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Thu hút đầu tư bằng các chính sách hợp lý, hấp dẫn hơn nhằm thu hút những dự án lớn, nhanh chóng xây dựng các trung tâm giải trí lớn tại những khu du lịch trọng điểm.
Quản lý giá cả hàng hóa, dịch vụ tại các khách sạn, quán ăn và các khu lịch. Quy hoạch một vài khu vực bán hàng rong hoặc bán trong Chợ du lịch nhưng phải bảo đảm vệ sinh.
Tăng cường thực hiện chương trình xã hội hóa giáo dục du lịch toàn dân, nâng cao văn hóa ứng xử với khách du lịch của người dân địa phương. Phải cho người dân hiểu được tầm quan trọng của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hướng họ đến mục tiêu phát triển chung của ngành du lịch Tỉnh nhà.
Xây dựng khu du lịch trú đông cho người già, thu hút các đối tượng khách quốc tế từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ. Mở các tour du lịch sinh thái, tham quan và giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của nhân dân địa phương và du khách.
Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, trong khu vực, trong nước và cả các doanh nghiệp các quốc gia khác, để nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác doanh nghiệp cần được thực hiện thông qua các biện pháp và hình thức phù hợp,
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 dựa trên mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu mà Tỉnh đã vạch ra, tác giả đưa ra được nhận định, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng lớn sự phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua sử dụng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận các yếu tố bên trong (IFE) với việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch Tỉnh.
Đồng thời, tác giả đã tiến hành xây dựng ma trận SWOT với các phương án chiến lược có thể thực hiện là: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tỉnh, chiến lược liên doanh, liên kết, chiến lược tăng trưởng tăng trưởng nội bộ trong đó nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Dựa trên các chiến lược đã lựa chọn, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp thực hiện các chiến lược đã được lựa chọn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, làm nòng cốt cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Tỉnh.
KẾT LUẬN
Với đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, quá trình hơn 50 năm hình thành đến nay, ngành du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đất nước. Chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước đều có những định hướng chỉ đạo về phát triển du lịch nhằm đưa du lịch thực sự trở thành ngành một kinh tế mũi nhọn. Từ đó, ngành du lịch đất nước đã có sự phát triển rõ rệt, đã khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trong những năm qua, ngành du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan, bên cạnh đó ngành cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém, chưa theo kịp xu hướng phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của Tỉnh. Để ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội thì cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển du lịch mới để tổ chức thực hiện.
Trong giới hạn nghiên cứu, luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
1. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan về du lịch và chiến lược phát triển du lịch.
2. Phân tích môi trường vĩ mô và đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua một số nội dung về: khách du lịch; doanh thu du lịch; thu hút đầu tư phát triển du lịch; cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, nhận định chung về những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức đối với ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu để làm cơ sở cho xây dựng chiến lược.
3. Trên cơ sở thực trạng của ngành du lịch; căn cứ chiến lược phát triển ngành du lịch của quốc gia và mục tiêu của Tỉnh; vai trò, vị trí của ngành du lịch Tỉnh; đánh giá môi trường và các nguồn lực phát triển du lịch. Đề tài định hướng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và đề ra sáu nhóm giải pháp để thực hiện là: (1) Tiếp tục huy động vốn đầu tư phát triển du lịch; (2) Đẩy mạnh khai thác thị trường, xúc tiến phát triển du lịch; (3) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh; (4) Tiến hành liên kết để phát triển; (5) Phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao cả về số và chất lượng; (6) Thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững. Các giải pháp này đều nhằm mục đích phát triển hơn nữa ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Với luận văn này, tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để ngành du lịch Tỉnh ngày càng phát triển về mọi mặt, giữ vai trò là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển của toàn Tỉnh nói riêng và góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đất nước nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
2. Cục thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu, niên giám thống kê 2014 – 2016
3. Fred R. David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược (Concepts of Strategic management), NXB Thống kê
4. Dương Ngọc Dũng, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael E. Porter
5. Huỳnh Thị Trúc Giang (2012), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp - Hiện trạng và định hướng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
7. Luật Du lịch Việt Nam (2007), NXB Tư pháp
8. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục
9. Phạm Thủy Quỳnh (2011), Phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên trong xu thế hội nhập, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch giai đoạn 2014 – 2016
11. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2012), Kỷ yếu chặn đường 20 năm phát triển (1991 – 2011)
12. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
14. Trần văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục
15. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên, 2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. 16. La Nữ Ánh Vân (2012), Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát
triển bền vững, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
17. Phùng Đức Vinh (chủ nhiệm đề tài ) (2008), Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu
18. Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/
19. Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trên con đường phát triển bền vững của nhóm nghiên cứu: TS.Nguyễn Tấn Bình (Trường ĐH Văn Hiến) – TS. Võ Thị Thu Hồng (Trường ĐH Bà Rịa Vũng Tàu) – ThS. Lưu Đức Thịnh (Công ty TNHH Tầm nhìn xanh.
20. Tham khảo các nghị định và căn cứ sau:
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 11/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC VẤN ĐỀ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Nhằm xác định được những thách thức, cơ hội quan trọng đối ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát trỉển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây. Chúng tôi cam kết phiếu khảo sát này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
1. Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong dưới đây đối với sự phát trỉển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? (Xin cho điểm bằng cách đánh dấu X vào các ô 1, 2 hoặc 3 tùy theo mức độ quan trọng: 1 là ít quan trọng; 2 là quan trọng; 3 là rất quan trọng và (+) là thuận lợi hay (-) là khó khăn vào ô tính chất tác động).
TT Các yếu tố môi trường bên ngoài
Mức độ
quan trọng Tính chất tác động 1 2 3
1 O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng 2 O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất
3 O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh
4 O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư
5
O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á”
8 T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp
9
T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp
10 T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao
11 T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát triển
2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về phản ứng của ngành du lịch Tỉnh dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài? (cho điểm từ 1 đến 4 theo mức độ phản ứng: 1 là phản ứng yếu; 2 là phản ứng trung bình; 3 là phản ứng trên trung bình; 4 là phản ứng tốt).
(Gợi ý: Phản ứng tốt có nghĩa là Ngành đã tận dụng tốt được cơ hội hoặc né tránh hoàn toàn được thách thức; phản ứng yếu có nghĩa là Ngành hoàn toàn không tận dụng được cơ hội hoặc không né tránh được thách thức).
TT Các yếu tố môi trường bên ngoài
Mức độ phản ứng 1 2 3 4
1 O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng 2 O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất
3 O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh
26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á”
6 O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách
7 T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại
8 T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp
9 T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp 10 T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn
lực phát triển chưa được tập trung cao
11 T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát triển
Phụ lục 3.2.
Bảng tổng hợp phân loại các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
TT Các yếu tố môi trường bên ngoài
Mức quan trọng Mức phản ứng Điểm số 1 2 3 Tổng điểm Trọng số 1 2 3 4 Tổng điểm Điểm bình quân
1 O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày
càng tăng 9 1 0 11 0,1 3 5 1 1 20 3,0 0,3
2 O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất 0 9 1 21 0,1 0 3 4 3 30 4,0 0,4 3 O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
biển có tốc độ tăng trưởng nhanh 0 0 10 30 0,1 0 2 6 2 30 4,0 0,4 4 O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến
khích đầu tư 1 8 1 20 0,05 0 3 4 3 30 3,0 0,15
5
O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á”
0 9 1 21 0,1 0 2 6 2 30 4,0 0,4
6 O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành
nhiều biện pháp thu hút khách 3 4 3 20 0,1 3 4 3 0 20 3,0 0,3
7 T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ
8
T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp
9 1 0 11 0,15 4 2 4 0 20 2,0 0,3
9
T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp
1 8 1 20 0,1 3 5 1 1 20 2,0 0,2
10
T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao
0 9 1 21 0,05 4 3 2 1 20 2,0 0,1
11
T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát triển
2 6 2 20 0,05 3 4 3 0 20 2,0 0,1
Tổng 202 1,00 2,85
Phụ lục 3.3. Mẫu phiếu: 02
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC VẤN ĐỀ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Nhằm xác định được những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đối với ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát trỉển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây. Chúng tôi cam kết phiếu khảo sát này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
1. Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong dưới đây đối với sự phát trỉển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? (Xin cho