Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 87 - 89)

Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên, Tỉnh cũng phải chú trọng phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên nhân văn. Với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, nổi tiếng, ngành du lịch dễ dàng cung cấp các lọai hình tham quan di tích, lịch sử cách mạng, lễ hội. Vấn đề khó khăn nhất để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững. Nếu khai thác không đúng thì chất lượng các sản phẩm này sẽ không phản ánh đúng bản chất, rất dễ bị thương mại hóa.

Ngành du lịch Tỉnh cần đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch hiện đang được cung cấp phục vụ khách du lịch thông qua đánh giá sự hài lòng của du khách về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó thông qua

một số tiêu chí như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách, mức chi tiêu đối với sản phẩm,…

Thực hiện phân loại sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, định vị sản phẩm chủ lực, sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực.

Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa, theo sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Song song đó là nghiên cứu các sản phẩm đặc thù, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của du khách. Tập trung vào các khu du lịch trọng điểm tạo ra các sản phẩm độc đáo. Du lịch sinh thái biển – biển – đảo, tham quan, nghiên cứu tại các khu du lịch như khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, rừng ngập mặn ven biển, vườn quốc gia Côn Đảo. Xây dựng các tuyến du lịch sinh thái, khảo cứu trong rừng nguyên sinh, khu bảo tồn nối kết với các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển làm đa dạng, phong phú các tour du lịch.

Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển đảm bảo lợi thế cạnh tranh, coi đây là sản phẩm chủ lực. Sản phẩm du lịch biển phải đa dạng:tắm biển, nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao trên biển và thưởng thức các món ăn đặc sản miền biển.

Đẩy mạnh du lịch điều dưỡng chữa bệnh tại khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, nghỉ dưỡng Núi Dinh.

Tổ chức lại khu phố mua sắm, phố ẩm thực đêm để đáp ứng nhu cầu du khách lưu trú. Loại hình này đã tổ chức nhưng không duy trì, hiệu quả không cao do sản

phẩm quá nghèo nàn, trùng lặp, chất lượng thấp và giá cả quá cao. Nâng cao chất lượng bãi tắm, tiếp tục xây dựng các bãi tắm du lịch kiểu mẫu.

Xây dựng các khu vui chơi giải trí cao cấp, khu giải trí cảm giác mạnh, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhạc nước, các chương trình văn hóa ẩm thực.

Phát triển loại hình du lịch MICE ở thành phố Vũng Tàu. Giữ gìn và tôn tạo các lễ hội truyền thống, đăng cai tổ chúc các sự kiện văn hóa, thể dục – thể thao lớn. Khai thác hiệu quả văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Phát triển các làng nghề truyền thống, các sản phẩm lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng của địa phương. Thông qua những sản phẩm này du khách đã giới thiệu, quảng bá hình ảnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phát triển các sản phẩm du lịch mới: ngủ đêm trên biển ở xã đảo Long Sơn, du lịch – du thuyền nhằm khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)