Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 62 - 65)

Có vị trí địa lý đẹp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và thu hút đầu tư nhiều nhất nước.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, không có mùa đông, ít bão thuận lợi cho khai thác du lịch quanh năm, đặc biệt là du lịch biển.

Bà Rịa – Vũng Tàu có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, có đầy đủ núi - rừng và biển - đảo, đặc biệt là suối nước nóng và các bãi tắm đẹp. Bên cạnh các di tích lịch sử - văn hóa với điểm nhấn: hệ thống nhà tù Côn Đảo cùng với các lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương.

Ngành du lịch được khai thác sớm, từ thời Pháp thuộc nên Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác, được đầu tư cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật và ngày càng được mở rộng, nâng cấp.

Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch.

Với những thuận lợi trên ngành du lịch Tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục cả về doanh thu, số lượt khách, số lượng lao động. Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những địa phương có lượng khách du lịch lớn nhất nước ta, thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, sản phẩm du lịch mới, các loại hình dịch vụ đạt chất lượng được đầu tư phát triển.

2.4.2 Những điểm yếu

Mặc dù có nhiều điểm mạnh như trên nhưng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Tỷ lệ đóng góp GDP du lịch trong GDP khu vực dịch vụ - thương mại và tổng GDP toàn Tỉnh còn rất khiêm tốn, lần lượt tương ứng là 11,45%, 1,06%.

Đội ngũ nhân lực du lịch tuy đông đảo về số lượng song còn yếu về chất lượng, thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao.

Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu khá thuận tiện song chủ yếu là trên đường bộ; vận chuyển đường thủy phát triển chậm; đường hàng không

còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng đơn giản, lạc hậu; không có tuyến đường sắt nối vào hệ thống đường sắt quốc gia.

Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ vui chơi giải trí, mua sắm, ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như một số khách du lịch nội địa, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, quy mô nhỏ,…

Doanh thu và hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao: mới chỉ phát triển theo chiều rộng, chưa thu hút được khách có mức chi tiêu cao, khách nước ngoài,…

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa có những sản phẩm nhằm níu chân khách hàng trong nhiều ngày, chủ yếu khách xuống tắm biển nghỉ qua 1 đêm rồi về.

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

S1. Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam

W1. Ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng

S2. Tỉnh có khí hậu thuận lợi cho khai thác du lịch quanh năm

W2. Đội ngũ nhân lực du lịch còn yếu về chất lượng

S3. Tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng

W3. Hệ thống giao thông vận tải du lịch chậm phát triển

S4. Tỉnh có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, khai thác du lịch W4. Phần lớn các dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn S5. Ngành du lịch Tỉnh được sự quan tâm sâu sát W5. Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng S6. Ngành du lịch Tỉnh thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

Nguồn: Tác giả tổng hợp Tóm lại, qua phân tích thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch của Tỉnh như trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)