Những cơ hội và thách thức về phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 70 - 73)

Vũng Tàu

Qua thực tế xem xét ở trên về các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, tác giả đưa ra những nhận định về các cơ hội cũng như những thách đối với sự phát triển du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:

3.1.3.1 Những cơ hội

- Theo dự báo thì xu thế phát triển thị trường du lịch quốc tế trong khu vực và toàn cầu có sự phát triển mạnh đến năm 2020, doanh thu du lịch quốc tế tăng nhanh hơn bất cứ lĩnh vực xuất khẩu nào, kể cả dầu thô, xe có động cơ cùng linh kiện và dịch vụ kèm theo. Đặc biệt, vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế năng động nhất, lượng khách đến khi vực này chỉ xếp hạng sau Châu Âu và Bắc Mỹ.

- Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm du lịch an toàn nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

- Thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển, nâng cao sức khỏe, du lịch sinh thái là những lĩnh vực sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, do nhịp độ đô thị hóa ngày càng nhanh, ô nhiễm môi trường trở thành hiểm họa đối với con người.

- Cơ chế thị trường có sự điều tiết thống nhất của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng về xuất khẩu, trong đó du lịch được xác định

như một ngành kinh tế mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh tầm quốc tế là ngành công nghiệp không khói mang lại nguồn lợi nhuận lớn được Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển.

- Từ năm 2014 đến nay, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã phát huy tác dụng hút khách du lịch về Bà Rịa – Vũng Tàu thể hiện ở lượng khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh, nhất là ở phân khúc khách đoàn.

- Năm 2016, nhà xuất bản du lịch nổi tiếng Lonely Planet (Úc) công bố Côn Đảo có mặt trong danh sách "Điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á" - những cái tên đầy triển vọng và hấp dẫn du khách trong năm 2017. Bên cạnh đó, Côn Đảo cũng được xếp đứng đầu trong danh sách 26 hòn đảo dành cho khách du lịch chứa nhiều bí ẩn nhất thế giới do tạp chí Travel And Leisure (Mỹ) bình chọn.

- Cùng với ngành du lịch Việt Nam, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách: tăng chuyến bay, điều chỉnh giờ bay phù hợp, thực hiện một số đường bay thẳng từ Việt Nam,… đặc biệt là các chương trình giảm giá, khuyến mại.

3.1.3.2 Những thách thức

- Các nhân tố phi kinh tế như thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây, tuy Việt Nam đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời nhưng nguy cơ bùng pháp rất cao.

- Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các doanh nghiệp, các ban ngành, địa phương,… nhằm giới thiệu với thế giới một hình ảnh Việt Nam “an toàn, thân thiện”, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng dịch vụ không đảm bảo, kinh doanh kém hiệu quả.

- Ngành du lịch Việt Nam đang thiếu những chuyên gia, đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng nhu cầu hướng dẫn du khách với các ngôn ngữ như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Nhật và cả Pháp,…

- Quy mô phát triển của ngành du lịch Việt Nam lớn song các nguồn lực chưa tập trung cao, từ đó làm mất dần lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.

- Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu chiến lược cạnh tranh dài hạn và sách lược để thích ứng nhanh với cơ chế thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phổ biến vẫn phát triển theo quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn đầu tư công nghệ và chi phí để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ với trình độ chuyên nghiệp cao.

Tóm lại, sau khi phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, tác giả tổng hợp những nhận định về các cơ hội cũng như các thách thức có tác động đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

CƠ HỘI THÁCH THỨC

O1. Xu hướng người dân đi du lịch ngày càng tăng

T1. Thiên tai, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát trở lại

O2. Việt Nam là điểm du lịch an toàn nhất

T2. Việt Nam thiếu các chuyên gia về du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên thiếu chuyên nghiệp

O3. Lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh

T3. Ngành du lịch Việt Nam còn thiếu sự phát triển mang tính liên kết giữa các ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp

O4. Ngành du lịch được Chính phủ khuyến khích đầu tư

T4. Du lịch Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao

O5. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây hút khách du lịch về Tỉnh. Bên cạnh đó, Côn Đảo đứng đầu trong 26 hòn đảo dành cho khách du lịch và nằm trong danh sách điểm đến tốt nhất tại khu vực châu Á

T5. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quy mô nhỏ và vừa nên thiếu vốn đầu tư và phát triển

O6. Các hãng hàng không cũng tiến hành nhiều biện pháp thu hút khách

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)