Tiến hành liên kết để phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 89 - 93)

Theo quy hoạch tổng thể, phát triển du lịch cùa vùng Đông Nam Bộ, trọng điểm du lịch chỉ tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy, trong tương lai các địa phương vùng Đông Nam Bộ cần tích cực liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển du lịch, quyết liệt trong các chiến lược để tăng sức cạnh tranh, phát triển theo chiều sâu và nâng tầm thương hiệu,... Đồng thời du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần tranh thủ cơ hội trong việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh và đào tạo phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh, các trung tâm phát triển du lịch.

Song song đó, để thu hút khách của thị trường du lịch trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có sức cạnh tranh yếu, quy mô của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn rất bé, công nghệ du lịch lạc hậu, lực lượng lao

động không đáp ứng nhu cầu phát triển,... Vì thế việc thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch lớn để thu hút đầu tư để xây dựng các khu vui chơi giải trí, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường là việc làm cấp thiết.

Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nên có chiến lược phối hợp, liên kết với các địa phương: Tây Ninh, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Thuận để thực hiện nối tour du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp giữa các địa phương liên kết, phát triển sản phẩm du lịch. Thực hiện chiến lược này, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc quảng bá sản phẩm du lịch đến du khách, vì du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có thể thực hiện quảng bá các sản phẩm du lịch của Tỉnh thông qua các doanh nghiệp lữ hành này vì các doanh nghiệp này đã có quá trình phát triển và đã cũng có được thị phần của mình và khách du lịch đã biết đến họ.

3.4.5 Phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao cả về số và chất lượng

Hiện tại để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển du lịch, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần chủ động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ ngay khi dự án bắt đầu khởi động và bồi dưỡng định kỳ bằng nhiều hình thức, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với lao động có tay nghề cao.

Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn văn hoá giao tiếp cho những đối tượng thường xuyên tiếp xúc khách du lịch đặc biệt khách quốc tế như: nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, đội xích lô, taxi,…

Tiến hành khảo sát, thống kê chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch, trên cơ sở đó xây dựng phương án đào tạo lại và bồi dưỡng.

Đặc biệt, nên có chính sách khuyến khích các sinh viên là người Bà Rịa – Vũng Tàu đang học tại các trường đại học trên toàn quốc nói chung và chuyên ngành du lịch nói riêng, sau khi tốt nghiệp quay về phục vụ cho ngành du lịch Tỉnh nhà.

Những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang có nhiều chính sách nhằm tăng cường số lượng và chất lượng lao động trong nghành du lịch để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh có thể kể đến như:

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. Phối hợp chặc chẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Tổ chức các hội thảo, hội thi nhằm giúp cho lao động có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau.

- Xây dựng các chương trình dài hạn, nghiên cứu, học hỏi mô hình đào tạo ngành du lịch của các quốc gia tiên tiến. Hợp tác đào tạo với các trường học trong nước, quốc tế chuyên sâu về du lịch nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện đưa một số cán bộ nòng cốt ra nước ngoài học tập. Xây dựng kế hoạch đào tạo linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ nhân viên. Cần có sự hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ. Bên cạnh đó, khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo trong độ ngũ cán bộ, công nhân viên. Cố gắng duy trì và thực

hiện tốt liên kết “3 nhà”: nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Du lịch được xác định là 1 trong 5 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh BR-VT. Về cơ bản, những năm gần đây, lượng khách du lịch đến BR-VT ngày càng tăng. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng là yêu cầu cấp thiết để đưa ngành du lịch BR- VT lên tầm cao mới.

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đề xuất 7 nhóm giải pháp gồm: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân về phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch; phát hiện và thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng cho đội ngũ tham gia hoạt động du lịch; tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề du lịch đối với học sinh; hỗ trợ năng lực doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch thông minh; huy động các nguồn lực xã hội gắn với phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.4.6 Thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững

Nhiều quốc gia đã xác định phát triển du lịch bền vững là xu hướng phát triển nhanh chóng trong tương lai. Phát triển du lịch bền vững cần phải gắn liền với lợi ích kinh tế và xã hội, biểu hiện là phải tối ưu hoá thu nhập cho nhà nước và tối ưu hoá thu nhập cho cộng đồng, giúp phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý.

Phát triển du lịch bền vững phải gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Do đó, Tỉnh cần tích cực thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham

gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực, khả năng tư duy sáng tạo, tính tích cực để hiện thực hóa các sáng kiến đề ra nhằm mang lại hiệu quả cho quá trình phát triển du lịch bền vững. Từng bước tạo cho ngành du lịch là nhu cầu chung của toàn xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, địa phương phải tập trung vào những việc sau:

Một là, quy hoạch phát triển ngành du lịch phải chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững, cần quy hoạch các khu du lịch rõ ràng, hợp lý với điều kiện tự nhiên của Tỉnh.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền ý thức người dân địa phương cũng như du khách trong việc bảo vệ môi trường. Tập trung quản lý, xây dựng các phương án thu gom rác tại những nơi tập trung đông khách du lịch, dễ bị ô nhiễm như các bãi biển trung tâm thành phố Vũng Tàu. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện đồng bộ và thường xuyên.

Ba là, khai thác tài nguyên du lịch phải đi liền với đầu tư tôn tạo. Đối với tài nguyên tự nhiên, Tỉnh cần khai thác hiệu quả nhưng phải luôn đầu tư gìn giữ chúng. Đối với tài nguyên nhân văn, Tỉnh không được xem nhẹ, phải dành một nguồn ngân sách lớn khôi phục và gìn giữ, tránh tình trạng thương mại hóa tài nguyên nhân văn.

Bốn là, từng bước di dời cảng cá ở Vũng Tàu sang cảng Long Sơn, trả lại không gian phục vụ du lịch. Bãi tắm tại Vũng Tàu bị ô nhiễm trong những năm qua một phần cũng là do cảng cá này gây ra. Mặt khác, việc di dời cảng cá này đi nơi khác sẽ giúp cho không gian du lịch mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)