Phân loại thuỷ triều

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 66 - 67)

Thuỷ triều được phân loại dựa vào hệ số hình dạng: H + H H + H = F S2 M2 O1 K1 (3.29) Trong đó: K1 và O1 là thành phần nhật triều chính; M2 và S2 là thành phần bán nhật triều chính. Có 4 loại thuỷ triều (xem hình 3.44):

-Bán nhật triều thuần nhất (F < 0,25). Loại thuỷ triều này có thể thấy ở Immingham - Anh. Có hai đỉnh triều và hai chân triều mỗi ngày. Độ lớn thuỷ triều trung bình kỳ triều cường là 2 (HM2 + HS2);

Triều hỗn hợp, chủ yếu là bán nhật triều (0,25 < F < 1,5). Loại thuỷ triều này có thể thấy ở San Francisco - Mỹ. Độ lớn thuỷ triều trung bình kỳ triều cường là 2 (HM2 + HS2);

Triều hỗn hợp, chủ yếu là nhật triều (1,5 < F < 3). Loại thuỷ triều này có thể thấy ở Manila - Philippines. Hầu hết thời gian trong ngày có một đỉnh triều. Độ lớn thuỷ triều trung bình kỳ triều cường là 2(H + H );

Nhật triều thuần nhất (F > 3). Loại thuỷ triều này có thể thấy ở Đồ-Sơn (Hải Phòng-Vietnam). Độ lớn thuỷ triều trung bình kỳ triều cường là 2 (HK1 + HO1). Còn một sốđịnh nghĩa, thuật ngữ thuỷ triều thông dụng được trình bày trên bảng 3.10. Table 3.10 Mực nước triều đặc trưng được sử dụng phổ biến nhất

Chữ viết tắt Tên đầy đủ Giải nghĩa

MSL Mực nước biển trung bình Mực nước biển trung bình trong một thời kỳ dài . MHW Mực nước đỉnh triều trung

bình

Trung bình của tất cả các đỉnh triều. MLW Mực nước chân triều trung

bình

Trung bình của tất cả các chân triều MHWS Mực nước đỉnh triều trung

bình kỳ triều cường

Trung bình của hai đỉnh triều liên tiếp kỳ triều cường

MLWS Mực nước chân triều trung bình kỳ triều cường

Trung bình của hai chân triều liên tiếp kỳ triều cường

MHWN Mực nước đỉnh triều trung bình kỳ triều kém

Trung bình của hai đỉnh triều liên tiếp kỳ triều kém MLWN Mực nước chân triều trung

bình kỳ triều kém

Trung bình của hai chân triều liên tiếp kỳ triều kém

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)