Dòng triều dọc ven biển Việt Nam

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 77 - 78)

Dọc ven biển nước ta dòng triều diễn biến khá phức tạp, không luôn luôn ăn nhịp với sự phân bố dao động thẳng đứng của thuỷ triều. Sở dĩ như vậy vì bản chất sự truyền sóng triều ở mỗi nơi một khác, có nơi là dạng sóng tiến, có nơi là dạng sóng đứng hay sóng hỗn hợp. Tính chất thuỷ triều và tính chất dòng triều có thể tương tự nhau hay khác hẳn nhau tuỳ từng nơi. Vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng có chếđộ dòng triều khá phức tạp, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương. Ởđây, địa hình bị chia cắt rất mạnh với những eo, lạch nhỏ chằng chịt và ảnh hưởng đồng thời của biển khơi và nước lục địa. Tại một số cửa lạch hẹp, có thể quan sát thấy dòng triều chảy mạnh trên 3 nút (= 3 hải lý/giờ). Trong những kỳ triều cường thật mạnh trong năm, người ta có thể nghe thấy tiếng nước chảy xiết từ xa của các eo và cửa lạch thuộc các vịnh Bái Tử Long và Hạ Long.

Tại cửa Lục, dòng triều chảy ra mạnh hơn dòng triều chảy vào, đạt tốc độ 2-3 nút và có thể mạnh hơn sau những trận mưa lớn. Tại luồng Nam Triệu, lối vào cảng Hải Phòng, tốc độ cực đại quan sát thấy vượt quá 2 nút khi triều lên và 3 nút khi triều xuống, trong kỳ nước cường mạnh và 1-1,5 nút khi triều lên và triều xuống trong kỳ nước kém.

Trong mùa mưa lũ, dòng triều chảy vào rất nhỏ, thậm chí triệt tiêu. Vào kỳ nước kém, trái lại dòng triều chảy ra có thểđạt tốc độ cực đại trên 4 nút (do ảnh hưởng của nước sông mùa mưa lũ).

Ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Nghệ An, dòng triều có cường độ không mạnh lắm, ít khi vượt quá 2 nút. Riêng ở các vùng cửa Ba Lạt, cửa Lạch Giang và cửa Đáy, nói chung dòng triều chảy mạnh khi triều xuống.

Vùng ven biển từ Hòn Gió đến cửa Việt là vùng có dòng triều chảy khá mạnh với tính chất toàn nhật không đều trong khi biên độ triều khá nhỏ mang tính chất bán nhật không đều. Vào kỳ nước cường, có thể quan sát thấy dòng triều chảy xuống vượt qua 2-3 nút và dòng triều chảy lên vượt quá 1,5-2 nút.

Do điều kiện động lực sóng triều ở khu vực lân cận vùng vô triều (cửa Thuận An) nên dòng triều ởđây có elip rất dẹt với trục lớn hướng dọc theo bờ biển là chính.

Trong đoạn tiếp theo, từ Cù Lao Chàm trở vào, dòng triều chảy yếu hơn rõ rệt. Từ Cù Lao Chàm đến Đà Nẵng, dòng triều nói chung tương đối nhỏ, ít khi vượt quá tốc độ cực đại vào khoảng 1-2 nút tại các cửa sông.

Tại vùng lân cận các cửa sông Cửu Long, dòng triều mạnh lên một cách đáng kể. Tại lạch ra vào cảng Sài Gòn, tốc độ dòng triều có thểđạt 2-3 nút hay hơn.

Tại vùng Hà Tiên và lân cận, dòng triều có thểđạt tốc độ 1-2 nút.

Câu hỏi ôn tập:

1. Công thức tính lực tạo triều được xây dựng như thế nào?

2. Lý thuyết tĩnh học thuỷ triều của Newton giải thích hiện tượng thuỷ triều như thế nào?

3. Phân tích và dự tính thuỷ triều theo hằng sốđiều hoà?

Chương 4. Sóng dài – các trường hợp cực trị

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)