Phân loại Tsunamis

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 79 - 80)

Tsunamis được phân loại theo cách đặc trưng nhất là tsunami gần và tsunami xa (local or distant tsunami), tuỳ thuộc vào việc tsunami tiến đến vùng quan tâm trong bao lâu. Tsunami gần có thể đến vùng bờ trong vài phút, trong khi tsunami xa có thể đến trong vài giờ sau khi nó được xảy ra. Tsunami gần có thể được tạo ra do một sự kiện rất gần mà có ảnh hưởng tới một vùng rất hẹp ở ven bờ. Ví dụ như vào ngày 9-7- 1958, trên vịnh Lituya, Alaska, tsunami được tạo ra do sạt lở cục bộ và tạo ra sóng leo lên cao 525m. Vùng chịu ảnh hưởng của tsunami địa phương thường nhỏ hơn so với vùng ảnh hưởng trên toàn bộ Thái bình dương. Do cả mức năng lượng giải phóng thấp hơn và hình dạng địa lý của khu vực mà tốc độ của tsunami bị hạn chế. Một ví dụ về tsunam xa là một trận tsunami mà nó bắt nguồn từ biển Philippin vào 16-8-1976, trong đó khoảng 8000 người bị thiệt mạng. Tsunami gần cũng có thểđược tạo ra bởi một sự

kiện lớn và có thể ảnh hưởng tới khu vực hay vùng biển rộng lớn, và do đó nó được xem như cả tsunami gần và tsunami xa. Ví dụ một trận tsunami được tạo ra ở ngoài khơi biển ở Chilê, rất gần với Chilê nhưng lại xa Mỹ và Nhật Bản. Tổn thất về người và của là rất nghiêm trọng ở những nơi gần với nguồn phát sinh ra tsunami nhất. Tsunami ở vùng biển rộng thì ít xảy ra hơn nhưng khả năng phá huỷ thì lớn hơn, vì sóng ban đầu lớn và có nhiều vùng bị ảnh hưởng. Ví dụ một trận sóng thần xảy ra do động đất ở biển khơi phía nam của Chilê vào 22-5-1960 đã gây thiệt hại sinh mạng và phá huỷ các nước từ Chilê tới Hawai, Nhật và Philippin. Ở phía tây bắc của Thái bình dương cũng chịu ảnh hưởng của tsunami ở Chilê, nhưng chịu thiệt hại nhiều hơn từ các sóng thần tương tự xảy ra do động đất ở biển khơi của Alaska vào 27-3-1964. Vì tsunami Thái Bình Dương ảnh hưởng tới nhiều vùng, hầu hết các thuỷ vực của Thái Bình Dương đều xảy ra rất nhiều trận sóng thần xa hơn sóng thần gần.

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)