Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 98 - 99)

Cửa sông được hình thành ở vùng biên giữa biển với đất liền và đó là nơi sông đổ ra biển. Nó có nhiều loại hình dạng, mỗi loại được phát triển do sự tương tác giữa các quá trình động lực sông và biển. Cửa sông tiến hóa liên tục, thay đổi hình dạng, thích ứng với thay đổi dòng chảy trong sông cũng như kiểu mô hình thời tiết. Việc cản trở và biến cải cũng xảy ra trong mỗi cửa sông, để mỗi cửa phản ứng một cách khác nhau, với sự cân bằng giữa độ lớn và thời gian khác nhau. Phạm vi của thước đo thời gian theo quy luật tự nhiên ở mỗi cửa sông được trình bày trên hình 5.1. Tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối của chúng biến đổi theo thời gian ở mỗi vùng khác nhau. Sự biến đổi theo chu kỳ đều đặn được tạo ra do sự biến đổi của bán nhật triều, có thể có sự đóng góp đáng kể của nhật triều, và ma sát tạo ra sự bất đối xứng của dòng triều.

Có kỳ triều cường, kỳ triều kém và sự biến đổi theo mùa. Dòng chảy tạo ra nhiễu động rối và sóng nội, làm xáo trộn, xói lở, vận chuyển và lắng đọng trầm tích, phân tán chất gây ô nhiễm. Biến đổi theo mùa đặc biệt hiển nhiên trong độ mặn của nước khi cửa sông phản ứng lại lượng nước từ sông ra. Tuy nhiên, sự thay đổi độ mặn do lũ tạo ra lại bịảnh hưởng bởi sự biến đổi phân tầng theo phương thẳng đứng và thời gian trễ của lưu lượng đẩy xuống cửa sông. Hiện tượng thay đổi thời tiết diễn ra trong khoảng thời gian từ hai đến năm ngày và gió có ảnh hưởng đến sự lưu thông, hoàn lưu nước ở cửa sông, sóng và xáo trộn gia tăng. Bởi vậy, rõ ràng là các quá trình vật lý rất phức tạp và tác động lẫn nhau, hình thành động lực cho nhiều quá trình sa bồi sinh học và hóa học.

Hình 5.1 Biểu đồ biểu diễn thời gian diễn ra các quá trình tự nhiên ảnh hưởng đến cửa sông. T- là thời gian chuyển nước qua cửa sông; M2, Chu kỳ bán nhật triều; và M4- Nhật triều phần tư ngày

Sự lưu thông của nước và các quá trình xáo trộn chịu ảnh hưởng bởi sự khác nhau về mật độ và sự tương tác giữa nước ngọt với nước mặn. Mặc dù sự chênh lệch mật độ giữa nước sông và nước biển chỉ có 2% nhưng cũng đủ để tạo ra gradient áp suất theo phương ngang mà có tác động đến dòng chảy. Mật độ của nước biển phụ thuộc vào cả độ mặn và nhiệt độ nhưng ở cửa sông thì biên độ dao động độ mặn lớn còn nhiệt độ nhìn chung là nhỏ. Như vậy, nhiệt độ ảnh hưởng tương đối nhỏ đến mật độ nước ở đây.

Tuy nhiên, đôi khi nhiệt độ có thể là một yếu tố chủđạo. Sức nóng bề mặt làm cho sự khác nhau về mật độ giữa cửa sông và biển đủ để duy trì hoàn lưu trọng lực (gravitational circulation). Ở các vịnh hẹp (Fio) gần như không có sông đổ nước ra, vào mùa đông trên bề mặt nước rất lạnh. Nên trên bề mặt có thể trở nên nặng hơn so với nước ở dưới sâu và có xu hướng chìm xuống. Hiện tượng luân chuyển nước theo phương thẳng đứng và hiện tượng chuyển động nhiệt muối tạo lên cột nước có xáo trộn mạnh. Vì thế, ảnh hưởng của nhiệt độ là khá rõ ràng không thể bỏ qua.

Sự phá rừng làm tăng dòng chảy, bùn cát trôi xuống lòng sông. Tác động này có thể kiểm soát được bằng việc xây đập ngăn và có thể chuyển nước cho mục đích công nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, duy trì một dòng sông ở một mức độ làm suy thoái tự nhiên đưa bùn cát về vùng cửa sông, theo thời gian làm bồi lấp cửa sông. Khai thông luồng lạch bằng con đường nạo vét làm tăng thể tích nước vùng cửa sông, khai hoang các bãi triều sẽ làm giảm dòng triều, làm biến đổi các quá trình xáo trộn và các mô hình hoàn lưu và có thể giảm thời gian chuyển nước cửa sông. Việc giảm thời gian trao đổi nước cửa sông, không thể thay đổi lại cả những ảnh hưởng lớn. Để hiểu và có khả năng dự tính những ảnh hưởng đó là vấn đề lớn về hoạt động của con người làm huỷ hoại môi trường.

Nghiên cứu động lực cửa sông bao gồm nghiên cứu dòng chảy sông ngòi, dao động thuỷ triều và phân bố bùn cát mà những đại lượng này biến đổi liên tục theo không gian và thời gian, đặc biệt trong điều kiện thời tiết không ổn định. Do có sự tương tác của quá nhiều nhân tố nên vùng cửa sông không bao giờ là một hệ thống ổn định, nó cố gắng để đạt được một trạng thái cân bằng, nhưng không bao giờđạt được.

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)