Ảnh hưởng của nước dâng do bão tới vùng ven bờ

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 86 - 87)

Nước dâng do bão là hiện tượng thứ cấp. Nghĩa là có bão mới có nước dâng. Như vậy, bão và nước dâng luôn đi kèm nhau. Thiệt hại về người và vật chất khi có bão khó có thể xác định chính xác một cách định lượng đâu là do bão (gió mạnh) gây ra và đâu là do nước dâng gây ra. Ngoài ra, khi có bão thường có các hiện tượng khác đi kèm như mưa to, sóng lớn ... cũng góp phần gây thiệt hại đáng kể.

Tuy nhiên, về mặt định tính, có thể nêu ra một số tác hại do nước dâng trực tiếp gây ra như sau :

Nước dâng do bão có thể đạt độ cao rất đáng kể, nếu gặp pha nước lớn của thuỷ triều thì còn đáng kể hơn nữa. Mặt khác, nước dâng lại thuộc loại sóng dài giá trị lớn của nước dâng còn có thể tồn tại trong nhiều giờ và trải dài hàng chục km dọc theo bờ biển. Vì vậy nó có thể gây ra ngập lụt đối với vùng ven biển trầm trọng trên một diện tích lớn và tác hại của nó dễ dàng nhận thấy.

Khác với ngập lụt do sông ngòi, ngập lụt do nước biển sẽ làm cho đồng ruộng bị nhiễm mặn. Điều này không những tàn phá mùa màng tức thời mà còn có tác hại lâu dài về sau và phải mất một thời gian dài mới có thể rửa mặn được. Hơn nữa, do ngập lụt mà nhà cửa và một số công trình ven biển kém bền vững, dễ hư hại. Cùng với mưa lớn và gió mạnh, có thể gây tử vong cho cư dân sinh sống ở vùng xảy ra bão lụt. Sự nhiễm mặn cũng góp phần đáng kể đối với việc tàn phá các công trình kiên cốở vùng bị ngập lụt. Tất nhiên, đối với vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản ven bờ, tổn thất do ngập lụt là khó có thể tránh khỏi. Hơn nữa, gió lớn trong bão sẽ gây ra dòng chảy ở biển lớn, nhất là những vùng sát bờ; dòng chảy tốc độ lớn (≥ 200cm/s) và có hướng phức tạp, rất dễ gây nên xói lởđê đập và các công trình xây dựng ở ven bờ.

Đối với các công trình ở ven bờ này, nước dâng không chỉ gây tác hại lớn trực tiếp, nhất là dòng chảy lớn; nó còn tạo điều kiện cho các hiện tượng khác phát triển, có sức tàn phá trực tiếp hơn.

Do quá trình dâng lên chậm nên nước dâng không gây ra va đập mạnh vào các công trình mà chính sự va đập này mới gây ra sự tàn phá trực tiếp như sóng gió. Mặt khác,

nếu như mực nước không thay đổi thì sóng lớn (trong bão) chỉ có thể gây ra va đập ở miền ngoài xa bờ khó có thể với tới các công trình xây dựng. Nhưng do có nước dâng làm nền nên sóng biển có thể tiến sâu vào bờ được. Sóng biển trong trường hợp này có thể với tới các công trình ở cao hơn, các đê kè biển bị vỡ cũng do các nguyên nhân tổng hợp loại này.

Thực tế quan trắc những vùng bờ biển kém bền vững cho thấy, sau một hoặc hai lần có bão và nước dâng đáng kể xảy ra, địa hình bờ biển ởđó thường có thay đổi nhiều và những thay đổi này sẽ có tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội. Ở đây không phải theo một chiều, ở một mặt nào đó có khi là có ích. Nhưng phần lớn, nếu ở đó đã có quy hoạch trước thì thường là có hại vì nó đã phá vỡ sự quy hoạch trước, như các luồng lạch cho tàu thuyền ra vào các cảng chẳng hạn. Những trường hợp (cả thuận và nghịch) như vậy xảy ra dọc bờ biển Việt Nam là rất nhiều.

Trên đây chỉ đưa ra những điểm chính, định tính về tác động của nước dâng do bão. Những điều sơ bộ kể trên cho ta thấy tác động của nước dâng do bão nghiêm trọng như thế nào đối với các hoạt động kinh tế - xã hội đối với các vùng ven biển. Để có thể tiếp tục đánh giá một cách định lượng, chính xác hơn, đầy đủ hơn đểđề ra và thực hiện các giải pháp phòng tránh hữu hiệu, giảm bớt các tác hại do hiện tượng này gây ra, cần phải đi sâu khảo sát, nghiên cứu nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)