e. Phân loại theo cấu trúc độ mặn
6.4.4 Chuyển động thẳng đứng trong biể n Hiện tượng nước trồi (Upwelling)
Nước trồi là một quá trình chuyển động theo phương thẳng đứng của nước trong biển, nước dưới sâu sẽ dâng lên trên mặt, phạm vi của vùng nước dâng có giới hạn nhưng nước dâng lên và ảnh hưởng của nó đến các điều kiện đại dương có thể lan truyền đến hàng trăm hải lý. Nước trồi có thấy quan trắc thấy ở nhiều nơi trên đại dương thế giới, nhưng nó thể hiện rõ nhất ở dọc theo bờ phía tây của các lục địa. Nước trồi có thể do gió rút nước gây ra, nước mặt từ bờ bị dòng chảy cuốn ra khơi. Ở Bắc bán cầu khi gió ổn định và thổi song song với bờ, nước mặt bịđẩy ra phía biển khơi và gây ra hiện tương nước trồi. Ở nơi nào nước chảy theo chiều hướng khác nhau (sự phân kỳ) thì nước dưới sâu cũng dâng lên. Các dòng xoáy nghịch lớn và nhỏ đều có
thể gây ra hiện tương nước trồi. Kích thước của sự dâng nước do gió gây ra, tuỳ thuộc vào các đặc trưng của gió.
Nước trồi là quá trình rất chậm, ở gần bờ California, tốc độ thẳng đứng của nước dâng là 20m / tháng, trong vùng này nước trồi lên mặt từ những độ sâu không lớn thường < 200 m..
Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng nước trồi thấy ở ven bờ phía Tây Hoa Kỳ, Marốc, Nam Châu Phi và Châu Úc.
Một số vùng nước trồi ven bờ được gây ra do gió mùa ở Đông Nam Á (vịnh Ben gan): mùa hè có gió tây nam, mùa đông có gió đông bắc. Gió mùa không đổi, đặc biệt là từ phía tây nam và sựđịnh hướng của đường bờ đã gây ra trên một phạm vi lớn dọc theo bờ phía đông Ấn Độ và nam Việt Nam.
Nước trồi biến đổi theo độ sâu: khi gió thổi ổn định lâu dài trên bề mặt biển, lực coriolis tác động làm di chuyển nước trên mặt 1 góc so với hướng gió, về bên phải ở bắc bán cầu và về phía trái ở nam bán cầu, khi gió đẩy nước đi xa khỏi bờ thì nước lạnh sẽ bị đẩy lên thay cho nước mặt, hiện tượng nước trồi này làm giảm nhiệt độ trên mặt.
Trong vùng nước trồi, khối nước trồi lên đã thực hiện sự trao đổi động lượng, nhiệt, muối và các nguyên tố biogen (phốt phát, ...) giữa các lớp nước sâu và nước mặt, đây chính là nơi có sản phẩm hữu cơ cao. Ở các vùng ven bờ nước nặng hơn dâng lên mặt tạo nên gradientt ngang của mật độ và cùng với ứng suất gió tại mặt mà gây ra hệ thống dòng chảy di chuyển dọc bờ.
Việc nghiên cứu hiện tượng nước trồi: cấu trúc, cường độ và sự biến đổi của nó phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng thuỷ văn khác nhau có ý nghĩa khoa học thực tiễn to lớn.