Định nghĩa về cửa sông

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 99 - 100)

Theo nghĩa rộng, cửa sông được hiểu như là khu vực có sự tương tác giữa nước mặn và nước ngọt hay đó là nơi sông đổ nước ra biển. Tuy nhiên cũng có rất nhiều định nghĩa khác về cửa sông tuỳ theo quan điểm.

Theo Cameron và Pritchard (1963), cửa sông là vùng nước nửa kín duyên hải có quan hệ tự do với biển và chịu ảnh hưởng của chuyển động thuỷ triều, nước biển được pha loãng bởi nước ngọt từ trong nội địa ra.

Từ quan điểm xét ảnh hưởng của thuỷ triều, Dionne (1963) đã định nghĩa cửa sông là lạch biển ăn sâu vào lũng sông đạt tới giới hạn trên cùng của mực nước triều (dao

động của thuỷ triều không còn nữa), thông thường vùng cửa sông chia ra làm 3 đoạn: (a) vùng hạ lưu cửa sông là vùng có sự trao đổi nước hoàn toàn tự do với biển mở; (b) đoạn trung lưu là đoạn có sự pha trộn mạnh của nước ngọt từ thượng nguồn và nước mặn của biển; (c) đoạn thượng lưu là đoạn trên cùng được đặc trưng bởi nước ngọt từ thượng nguồn là chính, nhưng hàng ngày vẫn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.

Một định nghĩa tổng quát hơn các định nghĩa trên như Fischer (1979): cửa sông có chếđộ dòng chảy phức tạp, không ổn định và biến đổi theo không gian dưới tác dụng của thuỷ triều và mật độ nước.

Dalrymple (1992) đã định nghĩa cửa sông dưới dạng chuyển tải bùn cát là phần tiếp giáp với biển của lũng sông bị ngập nước chứa đựng phù sa từ trong sông ra, bùn cát ven biển dưới tác động của thuỷ triều, sóng và các quá trình sông. Cửa sông được xem như là phân kéo dài từđất liền nơi không cón ảnh hưởng của thuỷ triều, về phía biển là nơi không còn ảnh hưởng của sông.

Dyer (1996) đã định nghĩa cửa sông là phần nước duyên hải bán kín có sự trao đổi nước tự do với biển mở, được kéo dài vào sâu trong sông đến giới hạn ảnh hưởng triều trong đó nước biển được pha loãng bởi nước sông.

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)