Đặc trưng của sóng thần

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 80 - 81)

Tsunamis truyền đi xa khỏi phạm vi nguồn theo tất cả các hướng. Sóng thần đập vào vùng ven bờ với sức tàn phá khốc liệt thậm chí cả những vùng rất xa phạm vi nguồn. Tốc độ của nó tuỳ thuộc vào độ sâu nước. Ở vùng nước sâu đại dương rộng lớn, sóng có thể đạt tốc độ 800km/giờ (xấp xỉ tốc độ của máy bay phản lực thương mại). Các sóng này có thể dịch chuyển từ phía bên này tới phía bên kia của Thái Bình Dương chỉ trong chưa đầy một ngày. Tốc độ khá lớn này là yếu tố quan trọng cần được cảnh báo sớm từ khi sóng thần được sinh ra. Các nhà khoa học có thể dự báo khi nào thì tsunami sẽ đến các nơi khác nhau bằng cách biết đặc tính của nguồn động đất tạo ra tsunami và các đặc trưng của đáy biển dọc theo đường mà những con sóng này tới đó. Sóng thần được

phân biệt với các sóng thông thường trên đại dương bởi nó có chiều dài giữa các đỉnh sóng rất lớn, thông thường trên 100km (60dặm) hoặc hơn thế nữa ở đại dương sâu và bởi thời gian giữa các đỉnh sóng này truyền qua, trong phạm vi thường từ 10 phút đến một giờ. Sóng này chậm dần khi tiến vào vùng nước nông do đặc điểm đáy biển, núi ngầm, vịnh, cửa sông và độ dốc của bãi biển…tất cả đặc điểm này đã làm thay đổi

Hình 4.3 Tốc độ Tsunami giảm khi tiến vào vùng nước nông trong khi đó độ cao sóng tăng lên rất nhanh.

sóng. Năng lượng của sóng thần mở rộng từ bề mặt tới đáy kể cả vùng nước sâu nhất. Khi tsunami tấn công vào đường bờ, năng lượng sóng bị dồn nén vào một khoảng cách ngắn và nông hơn nhiều, tạo ra những sóng có sức phá hoại lớn

Chiều cao của sóng thần ở vùng nước sâu có thể biến đổi từ 30 đến 60cm (1-2feet), làm cho mặt biển chỉ lên xuống nhẹ nhàng và thường không quan sát thấy. Khi sóng tiến vào vùng nước nông của đường bờ, tốc độ của nó giảm đi nhanh chóng (hình 4.3). Điều này làm cho phía trước của sóng chậm đi so với phía sau, tạo ra chiều cao sóng lớn hơn và cột nước dâng đổ vào bờ. Chiều cao thực của sóng thần có thểđo đạc được từ biên độ tín hiệu sóng nhìn thấy trên mực nước biển hay thiết bịđo mực nước triều.

Đặc điểm hình dạng của đường bờ, hình dạng của đáy đại dương và đặc trưng của sóng tiến về phía trước đóng vai trò quan trọng trong sức phá huỷ của sóng. Một sóng có kích cỡ không đáng kể tại một điểm này nhưng lại có kích thước lớn hơn nhiều tại một điểm khác. Các vịnh hẹp và lạch nhỏ có thể gây ra ảnh hưởng dạng phễu mà mở rộng sóng ban đầu và sóng tiếp sau. Trong lúc tiến vào vùng bờ, sóng bị phản xạ (dồn ra phía biển) và sau đó quay trở lại về phía bờ như là một chuỗi sóng. Như vậy thì mỗi sóng thần tạo ra rất nhiều sóng mà nó có thểđến sau sóng đầu tiên hàng giờ. Sóng thần lớn đã biết làm dâng nước lên trên 30m (100feet). Song sóng thần cao 3-6m thôi cũng có thể gây ra thiệt hại rất nhiều về người và của.

Dấu hiệu có thể thấy đầu tiên của một sóng thần tiến lại gần có thể là sự rút đi nhanh chóng của đại dương. Trong một số trường hợp, đặc biệt với sóng thần gần, nước có thể dâng vào lúc đầu. Sức mạnh và tác động tàn phá của sóng thần là không thể đánh giá thấp được. Tsunami tiến vào bờ cả khi sóng trèo lên đỉnh thuỷ triều dâng nhanh và sóng triều lớn. Tại một số vị trí, các front nhiễu động sớm sẽ là phần phá huỷ nhiều

nhất của sóng. Ở tình huống khác thì thiệt hại lớn nhất lại do dòng nước quét ra biển những gì trước đó phá huỷ: đường sá, nhà cửa và các công trình khác.

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)