Các quy tắc an toàn với sóng thần

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 81 - 83)

Việc dự báo sóng thần phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo động đất, mà dự báo khi nào thì động đất xảy ra khó có thể xác định chính xác khi nào thì sóng thần xảy ra. Tuy nhiên bằng cách xem xét lịch sử sóng thần và với sự trợ giúp của mô hình số thì các nhà khoa học biết được những nơi mà có khả năng tạo ra sóng thần. Việc đo đạc

Hình 4.4. Tsunami (26/12/2004) ởẤn độ dương đã ảnh hưởng đến các nước trong vùng.

chiều cao sóng thần trong quá khứ rất hữu ích cho việc dự báo tác động của sóng thần trong tương lai và giới hạn ảnh hưởng tại các địa phương ven bờ cụ thể.

Nghiên cứu sóng thần các nhà khoa học tìm kiếm bùn cát được lắng đọng do trận sóng thần khổng lồđể lại, giúp mở rộng tư liệu ghi lại sóng thần trong lịch sử. Khi mà nhiều dữ kiện được tìm thấy thì có thể ước tính tần suất xuất hiện của sóng thần tại một vùng. Trận sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004 đã gây ra tổn thất tử vong cho 300.000 người và thiệt hại nhiều nơi ở Ấn Độ Dương, đây được coi là thảm hoạ sóng thần lớn nhất trong lịch sử (hình 4.4, 4.5).

Những con sóng rút ra xa rồi lại dâng lên.

Mọi người vẫn thản nhiên đứng xem những con sóng "lạ" mà không hề biết ngay sau đó là thảm hoạ.

Nước chồm lên cao, quất vào đám đông đứng trước bờ biển.

Sóng đập mạnh hơn vào bờ biển, gào thét dữ dội.

Mọi người hoảng sợ bỏ chạy trước những con sóng cao quá đầu người.

Nước trùm lên, nuốt chửng những con người bé nhỏ.

Nước ngập tràn đường phố, cuốn trôi cả những chiếc ô tô.

Nước rút đi để lại một cảnh tượng hoang tàn, tang thương.

Hình 4.5. Những hình ảnh sóng thần xảy ra ngày

26/12/2004 ở Sumatra

Inđônêxia

Các quy tắc an toàn đối với sóng thần

♦ Không phải tất cả các trận động đất lớn đều gây ra sóng thần, nhưng rất nhiều các trận đã gây ra nó. Nếu động đất ở vị trí gần hoặc trực tiếp dưới đáy đại dương, thì xác suất xuất hiện sóng thần tăng lên. Khi biết động đất đã xảy ra ởđại dương hay gần vùng ven bờ thì hãy khẩn cấp đối phó với sóng thần.

♦ Sóng thần không phải là một con sóng đơn mà là một chuỗi sóng. Do đó tránh xa vùng nguy hiểm cho đến khi chuyên gia có thẩm quyền đưa ra thông báo “tất cảđã tan”.

♦ Sóng thần thỉnh thoảng được báo trước bởi sự lên xuống dễ nhận thấy của nước ven bờ. Đây là sự cảnh báo sóng thần một cách tự nhiên và nên được lưu ý tới.

♦ Sóng thần nhỏở một bãi biển này có thể là khổng lồở cách xa đó vài dặm. Do đó không nên để một trận sóng có độ lớn nhỏ làm mất đi sự chú ý tới tất cả các trận khác.

♦ Sớm hay muộn thì sóng thần cũng sẽđến mọi đường bờ trên đại dương. Tất cả các sóng thần –cũng giống như bão - đều là sự nguy hiểm tiềm tàng cho dù là chúng không làm thiệt hại mọi đường bờ mà chúng tiến đến.

♦ Đừng bao giờ ra bãi biển để xem sóng thần. Vì khi bạn xem sóng, thì bạn ở quá gần không thể trốn thoát được (hình 4.5).

♦ Trong tình trạng khẩn cấp của sóng thần, phòng quản lý cứu hộ địa phương, cảnh sát và các tổ chức cứu trợ khác sẽ cứu giúp. Hãy hợp tác hết sức cùng với họ.

♦ Hãy bật đài phát thanh, đài báo biển, đài dự báo thời tiết, hay vô tuyến trong khi cứu hộ sóng thần để biết được bản tin phát ra từ các cơ quan cứu hộđịa phương và dự báo thời tiết quốc gia.

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)